Với những bạn có nhu cầu muốn niềng răng sẽ phân vân và thắc mắc về các kiểu niềng răng phổ biến hiện nay. Cụ thể đó là những phương pháp nào? Những ưu, nhược điểm của từng kiểu niềng răng? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay dưới bài viết này!
MỤC LỤC NỘI DUNG
Niềng Răng Là Làm Gì?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được ứng dụng phổ biến trong nha khoa. Ưu điểm của phương pháp này là giúp dịch chuyển răng bằng dụng cụ chuyên dụng nhằm đem lại hàm răng đều đẹp, đưa khớp cắn về chuẩn tỷ lệ.
Các vấn đề răng như mọc lộn xộn, khấp khểnh, sai khớp cắn, móm, răng hô,…đều sẽ được phục hồi nhờ phương pháp niềng răng. Tái lập lại chức năng ăn nhai hoàn hảo, mang lại sự hài hòa cân đối cho khuôn mặt. Đồng thời, một hàm răng đều đẹp sẽ ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng hiệu quả.
Phân loại và ưu nhược điểm của các kiểu niềng răng
Để lựa chọn được hình thức niềng răng phù hợp với chi phí và nhu cầu của từng cá nhân. Nhiều người sẽ thắc mắc “Các phương pháp niềng răng nào đem lại kết quả tốt nhất?” “Niềng răng có những loại nào phổ biến?”. Để trả lời những câu hỏi trên, hãy cùng Nha Khoa Vinh An phân loại và tìm hiểu ưu, nhược điểm của các kiểu niềng răng ngay sau đây nhé!
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống và được sử dụng phổ biến nhất. Chất liệu của kiểu niềng răng này được làm từ kim loại, sứ hoặc pha lê. Để thực hiện, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên trên bề mặt răng kết hợp với dây cung và khí cụ chỉnh nha nhằm tạo lực kéo, giúp răng di chuyển dần dần về đúng vị trí mong muốn. Ví dụ đối với trường hợp mất răng, cười hở lợi, răng hô và vẩu thì bác sĩ sẽ tiến hành cắm vít niềng răng kết hợp với mắc cài để chỉnh răng cho bạn.
Quá trình niềng răng sẽ diễn ra liên tục khoảng 18-24 tháng giúp di chuyển các răng không đẹp, mọc sai vị trí được thẳng hàng, đều đẹp. Tùy vào tình trạng răng mà thời gian đeo niềng cũng sẽ chênh lệch. Vì lý do đó mà chi phí niềng răng hô, răng móm hoặc răng thưa sẽ có sự chênh lệch tương tự chênh lệch về thời gian.
Xem thêm: Giá Niềng Răng Móm Mềm Nhất Thị Trường
Niềng răng mắc cài được chia làm 4 loại khác nhau:
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là các kiểu niềng răng được sử dụng phổ biến nhất. Được sản xuất từ chất liệu inox, thép không gỉ hoặc bằng bạc, vàng. Sử dụng dây cung cố định trong rãnh mắc cài, từ đó tạo lực di chuyển dần dần các răng vào đúng vị trí mong muốn.
Ưu điểm
- Chi phí rất rẻ. Với chất liệu bằng vàng hay bạc chi phí có phần chênh lệch hơn.
- Không cần sử dụng công nghệ cao để điều trị.
- Lực kéo mạng nên rút ngắn thời gian điều trị.
- Dây thun có nhiều màu sắc lựa chọn, phù hợp cho trẻ em.
Nhược điểm
- Thẩm mỹ kém, mắc cài lộ rõ khi giao tiếp thông thường.
- Dễ xảy ra các vấn đề như mắc cài bị bung tuột
- Được chế tác từ kim loại nên có thể gây ra kích ứng nướu, gây hại cho cơ thể nhạy cảm. Thời gian đầu đeo mắc cài sẽ tiết nhiều nước bọt do có cảm giác như đang ngậm kim loại.
- Dễ gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng như cắn môi, cắn má,…
- Khi đeo mắc cài kim loại nên hạn chế ăn các loại đồ ăn cứng, dai, dính,…
Niềng răng mắc cài sứ
Được làm từ hợp kim gốm và chất liệu vô cơ, niềng răng mắc cài sứ là các kiểu niềng răng có tính thẩm mỹ cao. Có hai loại là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc.
Ưu điểm
- Thẩm mỹ cao do màu sắc mắc cài tương đồng như màu răng thật, khó phát hiện khi giao tiếp.
- Chất liệu sứ, pha lê thân thiện với sức khỏe.
- Độ đàn hồi của dây cung cao giúp kết quả chỉnh nha tốt nhất.
- Thời gian niềng răng được rút ngắn.
Nhược điểm
- Chi phí khá cao hơn so với mắc cài kim loại.
- Chất liệu mắc cài bằng sứ, pha lê nên dễ vỡ khi va chạm mạnh.
- Chốt niềng răng lớn, có thể gây cảm giác không thoải mái.
- Nếu không vệ sinh răng miệng và mắc cài đúng cách sẽ dễ bị nhiễm màu chân đế.
Niềng răng mắc cài tự buộc
Mắc cài kim loại tự buộc là mắc cài có hệ thống nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại để đậy và giữ dây trong mắc cài mà không cần sử dụng dây thun như mắc cài kim loại thường. Chính vì vậy mà dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài.
Ưu điểm
- Giảm thiểu thời gian đeo niềng răng.
- Dây cung ít bị biến dạng, không bị bong hay tuột mắc cài nhờ dây cung tự do trong rãnh mắc cài.
- Lực ma sát được giảm thiểu, từ đó giảm tình trạng đau nhức nướu.
- Không cần phải tái khám thường xuyên để điều chỉnh dây cung.
Nhược điểm
- Chi phí chênh lệch cao hơn loại mắc cài niềng răng thông thường.
- Mắc cài có độ dày có thể gây khó chịu cho người dùng.
- Bác sĩ phải có tay nghề cao mới thực hiện gắn mắc cài được vì phải đảm bảo an toàn cho người niềng răng.
Niềng răng mắc cài mặt trong
Mắc cài mặt trong là loại mắc cài được gắn ở mặt trong của răng. Vì thế mà tính thẩm mỹ rất cao. Người dùng có thể thoải mái giao tiếp mà không sợ lộ mắc cài như các loại mắc cài thông thường.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các loại niềng răng mắc cài khác.
- Thoải mái giao tiếp không lo ngại lộ mắc cài
Nhược điểm
- Chi phí đắt hơn các loại niềng răng mắc cài khác
- Khó khăn trong vệ sinh răng miệng và ăn uống
- Bác sĩ có tay nghề cao mới thực hiện được phương pháp này
- Thời gian niềng răng kéo dài hơn
Xem thêm: Các Loại Niềng Răng Mắc Cài Phổ Biến Nhất Hiện Nay Là Những Loại Nào?
Niềng răng không mắc cài
Nếu niềng răng mắc cài là một trong các phương pháp niềng răng truyền thống và phổ biến nhất. Thì niềng răng không mắc cài chính là sự tiến bộ và phát triển của công nghệ hiện đại.
Niềng răng không mắc cài còn được gọi là niềng răng trong suốt, niềng răng vô hình hay niềng răng tháo lắp. Thay vì gắn mắc cài cố định trên răng, niềng răng trong suốt chỉ cần đeo khay niềng được chế tác bằng nhựa. Mỗi một khay niềng sẽ được thiết kế riêng, ôm sát vào răng và kéo răng dần về đúng vị trí. Do đeo khay mà không cần sự tác động của dây cung nên giảm thiểu được cảm giác đau đớn, khó chịu khi niềng răng.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao do khay niềng trong suốt khó phát hiện ra là niềng răng.
- Hiệu quả chỉnh răng cao có thể rút ngắn thời gian điều trị xuống từ 3 – 6 tháng.
- Không gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân như sử dụng mắc cài.
Nhược điểm
- Chi phí rất cao dao động từ 70 triệu cho đến 120 triệu tùy loại khay niềng.
- Đòi hỏi công nghệ cao
- Thời gian chờ đợi khay niềng nhập khẩu từ Mỹ về khá lâu.
Niềng răng với khí cụ tháo lắp
Niềng răng tháo lắp là một trong các kiểu niềng răng có thể dễ dàng tháo ra hoặc lắp dụng cụ niềng răng một cách dễ dàng. Phương pháp niềng răng này tiện chăm sóc, vệ sinh răng miệng, giảm cảm giác khó chịu và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao.
- Chỉ cần đeo khí cụ, khay niềng được thiết kế riêng.
- Khí cụ, khay niềng dễ dàng tháo ra lắp vào. Dễ dàng cho việc ăn uống, giao tiếp và chăm sóc răng miệng.
- Chi phí niềng răng khí cụ tháo lắp kim loại khá rẻ.
Nhược điểm
- Thời gian niềng lâu hơn các kiểu niềng răng khác.
- Khay niềng có thể sẽ bị nong rộng.
- Chi phí sẽ cao nếu sử dụng khay niềng trong suốt.
Độ tuổi thích hợp để niềng răng
Theo khuyến cáo từ Hiệp Hội Chỉnh Nha Hoa Kỳ, những khuyết điểm về răng bắt đầu đáng chú ý nằm trong độ tuổi từ 6 – 12 tuổi và thời điểm vàng để chỉnh nha nằm trong giai đoạn từ 8 – 14 tuổi khi các xương hàm vẫn chưa được phát triển khá linh động dễ dàng hơn cho việc điều chỉnh tình trạng răng bị lệch. Độ tuổi càng cao thì thời gian chỉnh nha càng kéo dài vì lúc này xương hàm đã trở nên cứng cáp và các răng khó di chuyển hơn.
Thế nhưng, độ tuổi được khuyến khích nên đi niềng răng là từ 12-35 tuổi. Nếu bỏ lỡ giai đoạn vàng từ 8-14 tuổi, bạn có thể thực hiện niềng răng ở các mốc 23 tuổi, 25 tuổi và 32 tuổi.
Quy trình niềng răng
Bước 1: Khám tổng quan, chụp phim
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát về tình trạng răng. Xác định các vấn đề răng miệng mà bệnh nhân đang gặp phải. Sau đó, chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng chi tiết và chính xác nhất. Xác định nguyên nhân khiến răng bị hô, móm, thưa, sau khớp cắn,..
Bước 2: Tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị
Sau khi có kết quả thăm khám và chụp phim. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả mà tư vấn phác đồ điều trị cho bạn rõ. Bạn sẽ được xem mô phỏng toàn bộ quá trình niềng răng để biết trước được kết quả niềng răng và thời gian niềng răng để đạt kết quả tốt nhất.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng, lấy dấu hàm
Bạn sẽ được nhân viên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng và đánh bóng răng. Nhằm đảm bảo môi trường khoang miệng đã sạch sẽ và tránh những vi khuẩn gây ra bệnh nha khoa.
Hoàn thành quá trình vệ sinh răng miệng, bạn sẽ được lấy dấu hàm. Mẫu hàm cũng dùng để so sánh răng thay đổi như thế nào trước và sau niềng.
Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài
Sau khi lấy dấu hàm, bác sĩ sẽ tiến hành thiết kế mắc cài phù hợp với răng của bạn. Trước tiên, bác sĩ sẽ gắn mắc cài 1 hàm trước để bạn làm quan. Sau 1-2 tuần bạn sẽ đến nha khoa để gắn mắc cài hàm còn lại. Trường hợp, bạn ở xa khó di chuyển bác sĩ sẽ gắn luôn 2 hàm để tiện cho bạn.
Sau khi mắc cài được gắn hoàn tất trên 2 hàm và việc ăn nhai đã ổn định hơn, bác sĩ sẽ đưa lời khuyên tiếp theo.
Bước 5: Tái khám định kỳ
Sau 4-6 tuần sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ đến tái khám lần 1 và điều chỉnh mắc cài nếu cần. Những lần tái khám tiếp theo bạn chỉ cần đến đúng theo lịch của bác sĩ để theo dõi quá trình niềng răng tốt nhất.
Trung bình thời gian chỉnh nha 2 năm. Hãy kiên nhẫn, chăm sóc răng miệng thật tốt để ngày tháo niềng đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Sau thời gian đeo niềng răng đã ổn định, bạn sẽ được tháo mác và đeo hàm duy trì. Nhằm mục đích để răng tránh bị chạy, xô lệch về vị trí cũ.
Lưu ý sau khi niềng răng
Giai đoạn đầu niềng răng sẽ khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu vì mắc cài, khay niềng đang hoạt động. Nhất là trong việc ăn uống, bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn so với bình thường. Tuy nhiên, chỉ cần lưu ý những điều sau thì quá trình niềng răng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Việc thức ăn dính trên mắc cài lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sau khi ăn 30 phút. Đồng thời sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như chỉ nha khoa, máy tăm nước,… để giúp răng miệng được sạch sẽ.
- Cách ăn uống đúng cách: Những ngày đầu niềng răng bạn nên ăn các loại thức ăn mềm như: cháo, súp, sữa, đồ ăn nấu chín kỹ. Đối với thực phẩm như thịt, cá, trái cây, bạn nên cắt nhỏ ra để ăn, tránh trường hợp bung và gãy mắc cài. Tránh ăn các thức ăn cứng, dai, dẻo và có màu như nghệ, cà ri. Hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều đường vì dễ dính trên răng gây sâu răng.
Nha khoa Vinh An – Địa chỉ niềng răng uy tín, an toàn, hiệu quả
Hiểu được tâm ý của khách hàng cùng chuyên môn, trang thiết bị và máy móc hiện đại giúp khách hàng an tâm nhất. Quá trình chỉnh hàm tuân thủ yêu cầu khử khuẩn, vô trùng nên điều trị chính xác, hiệu quả và an toàn. Nha Khoa Vinh An sẽ mang đến cho khách hàng hàm răng đẹp.
Bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, chụp X – quang nếu cần thiết xác định tình trạng răng miệng. Đồng thời, đội ngũ chuyên viên còn tư vấn các thông tin kỹ để bạn có sự lựa chọn tối ưu nhất. Tất cả chỉ có khi lựa chọn Vinh An trợ giúp chỉnh răng.
Hy vọng, thông tin ưu và nhược điểm của các kiểu niềng răng hiện nay đã giúp bạn bổ sung kiến thức và chọn được nha khoa uy tín. Bạn còn chần chờ gì mà không nhanh đến Nha khoa Vinh An thăm khám răng miệng? Các bác sĩ, nha sĩ sẽ tư vấn tận tình các thông tin và giúp bạn chọn được phương pháp có hàm răng đẹp hiệu quả và phù hợp nhất cho mình.
————–
Trung tâm Implant Chuyên Sâu Vinh An
Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Hotline: 1800 6359
Zalo/ Di động: 0988 571 071 (Ngoài giờ)
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavinhan
Email: cskh.vinhan@gmail.com