Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ hay còn gọi là bọc mão răng sứ là một thủ thuật trong nha khoa, răng bị hư hại sẽ được mài nhỏ một phần và chụp một khung răng sứ lên trên, điều này cũng giống như tạo ra một tấm khiên chắn cho răng thật vậy. Bọc mão răng sứ sẽ giúp che đi những khuyết điểm trên răng và mang lại cho bạn một hàm răng đều đẹp, phục hồi mọi chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
Bọc răng sứ là một phương pháp giúp bạn phục hình và cải thiện lại răng trong các trường hợp răng bị bể nhiều, răng đã chữa tủy, răng bị lệch lạc, thưa,…với màu sắc và hình dáng giống như răng thật. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, việc thực hiện bọc răng sứ trở nên dễ dàng với chi phí thấp hơn.
Xu hướng bọc răng sứ thẩm mỹ đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm đông đảo của mọi người, với mong muốn sở hữu cho mình một hàm răng tươi sáng và nụ cười đẹp.
Vậy khi nào bạn nên bọc răng sứ? Hãy đọc tiếp những tư vấn ở dưới của chúng tôi, bạn sẽ có được câu trả lời thỏa mãn nhất.

Khi nào nên bọc răng sứ

– Răng bị gãy, vỡ hoặc sứt mẻ, lệch lạc: Do những thói quen khui nắp chai bia bằng răng, nhai đồ cứng, vật nhọn,… hoặc là chấn thương, va chạm mạnh lên vùng miệng do tai nạn, té ngã, đánh nhau,…
– Răng bị sâu do không đánh răng thường xuyên, thói quen ăn đồ ngọt, nhất là vào ban đêm mà đánh răng lại.
– Các trường hợp khác như: Răng thưa, hở kẽ, hô móm nhẹ.

Răng sau hỗ trợ điều trị bệnh lý (sâu, viêm tủy, mòn men,…):
Sau quá trình điều trị một số bệnh lý, bệnh nhân có thể bị một số tác động xấu đến răng, điển hình nhất là sâu răng. Tình trạng này để lâu, không phát hiện và chữa trị sớm có nguy cơ dẫn đến viêm tủy, chết tủy răng, răng bị nhiễm khuẩn, mòn men răng.
Trường hợp sâu răng tiến triển đến tủy này cần phải triệt tủy và phục hồi bằng cách chụp bọc bằng răng sứ. Khi đó, cảm giác ê buốt, đau nhức, hôi miệng,…sẽ không còn nữa và ngăn ngừa các biến chứng về sau.

Trường hợp răng bị xỉn màu do nhiễm kháng sinh – tetracycline, không thể phục hồi bằng tẩy trắng.
Răng bị ố màu (vàng ố, đen sẩm) là tác dụng phụ điển hình của tetracyline. Nếu dùng lượng vừa đủ thì tác dụng phụ không đáng kể, nhưng do việc lạm dụng kháng sinh này hay dùng quá liều sẽ dẫn tới tình trạng này.
Không giống với việc nhiễm màu từ thực phẩm, hiện tượng răng bị nhiễm màu do tetracyline này ảnh hưởng từ trong mô răng nên không thể hồi phục bằng cách tẩy trắng.

Kết hợp với Implant để thay thế răng mất, bao gồm cả thân và chân răng:
Bọc răng sứ là giải pháp nha khoa thường được dùng sau khi đã cấy ghép implant từ 2 – 3 tháng. Sau khoảng thời gian này, khi mà các implant đã tích hợp vài xương ổn định rồi thì Nha sĩ / Bác sĩ sẽ tiến hành bọc sứ lên trên.
Cấy ghép Implant kết hợp cùng bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng được dùng phổ biến hiện nay, với độ an toàn và hiệu quả cao.