1800 6359

Sâu Răng – Nguyên Nhân, Hậu Quả, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Mà Bạn Nên Biết

Chữa sâu răng

Sâu răng là căn bệnh nha khoa thường gặp phổ biến nhất. Để xác định được nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả. Hãy cùng Nha Khoa Vinh An tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé! 

Thế nào là sâu răng?

Sâu răng là tình trạng răng tổn thương mất mô cứng do quá trình mất khoáng. Tác nhân gây ra tổn thương này chính là vi khuẩn ở mảng bám răng. Lâu ngày, hình thành ổ vi khuẩn và ăn mòn thành lỗ nhỏ trên răng. 

Lối sống sinh hoạt, thức ăn, thức uống cùng cách chăm sóc răng miệng là những ảnh hưởng gây nên tổn thương phần cứng của răng. Đồng thời, hàm lượng flour có trong nước và kem đánh răng dẫn truyền sự phát triển của bệnh. 

Sâu Răng
Nguyên nhân gây sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng

Nguyên nhân hình thành nên bệnh là do vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans. Khi thức ăn dính trên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. 

  • Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng tạo thành mảng bám gây sâu răng, viêm lợi và viêm quanh răng.
  • Mảng bám được khoáng hóa tạo thành cao răng sinh sôi vi khuẩn và ăn mòn răng. 
  • Sau khi men răng ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn có điều kiện bám vào. Acid cũng tạo ra nhiều hơn, men và ngà răng càng bị phá hủy, lỗ sâu được mở rộng và tiến về tủy răng. 
Sau Rang
Nguyên nhân gây sâu răng

Hậu quả của sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Khi sâu đã tiến triển đến tủy răng sẽ gặp một số triệu chứng đau do dây thần kinh trong răng ảnh hưởng (viêm tủy răng). Giai đoạn đầu của triệu chứng này gọi là viêm tủy hồi phục.

Nếu răng bị tổn thương do sâu tiếp tục phát triển, dần chúng sẽ tạo nên “viêm tủy không hồi phục”. Máu cung cấp cho răng qua một lỗ nhỏ gọi là lỗ chóp răng bị chèn ép gây chết dây thần kinh, triệu chứng này gọi là hoại tử hoặc tủy chết. 

Cuối cùng, vi khuẩn lây nhiễm quanh mô chóp răng. Tình trạng này là viêm quanh chóp răng, có thể là viêm cấp tính kèm theo đau đớn và sưng, tấy đỏ và nóng hoặc chứng viêm mãn tính. Viêm mãn tính không gây đau đớn và được phát hiện khi chụp X-quang. 

Viêm quanh chóp cấp tính hoặc mãn tính có thể dẫn đến áp xe (sưng mủ). Khi xuất hiện áp xe, răng sẽ trở nên rất đau đớn, bởi vì có rất nhiều đầu dây thần kinh ở các dây chằng xung quanh răng.

Thiếu thẩm mỹ

Răng bị tổn thương do sâu sẽ có lỗ màu nâu hoặc đen hiện diện trên răng. Vốn là xỉn màu, xấu xí ít nhiều đánh mất vẻ bề ngoài trắng mịn vốn có của răng. Tình trạng này cũng có thể gây sưng má, miệng, hơi thở có mùi. Bệnh nhân sẽ cảm thấy e ngại khi giao tiếp khi bị tình trạng này. 

Ảnh hưởng đến tâm lý

Phần lớn phụ huynh nghĩ rằng việc răng bị hư do sâu là chuyện bình thường ở trẻ. Thường không quan tâm đến tình hình mọc răng và mất răng của trẻ.

Đây là một sai lầm, thực tế đau nhức răng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, học tập của trẻ.

Khi răng bị đau và ê buốt, trẻ sẽ cảm thấy chán ăn, bỏ bữa. Thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, trở nên cáu gắt khó chịu. Mức độ răng sâu ở trẻ nhanh hơn người lớn do cấu trúc men và ngà răng yếu hơn. Bỏ bữa làm trẻ suy nhược, giảm sức đề kháng do thiếu chất dinh dưỡng.

Nguy hiểm đến tính mạng

Có thể bạn chưa từng biết, bệnh này còn gây nên những biến chứng nghiêm trọng khác như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Răng sâu làm giảm trí nhớ
  • Răng bị sâu làm cho thai phụ sinh non
  • Răng bị sâu có thể gây ung thư

Vì vậy, không nên xem nhẹ việc điều trị bệnh sâu răng càng sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng. 

Sâu răng
Hậu quả của sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Triệu chứng bệnh Sâu răng

Khi răng bị sâu sẽ rất ít phát hiện triệu chứng. Nhưng một khi tình trạng bệnh đã nặng hơn thì sẽ có các dấu hiệu sau: 

  • Nhìn thấy lỗ sâu: Quan sát sẽ thấy men và ngà răng bị tổn thương. Nếu dùng que nạo ngà và lấy hết vụn bẩn trong lỗ sâu sẽ thấy đáy lỗ sâu hơn miệng lỗ. 
  • Nướu sưng hoặc chảy máu: Vi khuẩn gây răng sâu lây lan khiến mô nướu trở nên nhạy cảm. Khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa nướu sẽ dễ chảy máu và dễ nhiễm trùng.
  • Đau buốt răng khi kích thích: Thức ăn lọt vào lỗ sâu và khi ăn đồ nóng, lạnh, ngọt,…sẽ cảm thấy đau buốt. 
  • Hơi thở có mùi: Thức ăn tích tụ ở kẽ răng lâu ngày không được làm sạch sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi. Vi khuẩn còn gây ra vị đắng trong miệng khiến mất cảm giác khi ăn.  
  • Đau buốt khi ăn nhai: Ngà răng bị vi khuẩn bào mòn sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến răng dễ bị ê buốt. Dễ thấy nhất khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh. Cơn đau sẽ khiến bạn giật mình, đau buốt kéo lên đầu rất khó chịu.  
  • Dấu hiệu khác: Bên cạnh các triệu chứng sâu bị răng kể trên, người bệnh còn có thể bị đau đầu, sốt nhẹ, răng ê buốt lan sang những chiếc kế cận. 

Khi nào nên đi khám nha?

Nếu bạn phát hiện những vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen (hoặc nâu) trên bề mặt răng. Đừng chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám răng miệng một cách cẩn thận. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn này, tình trạng bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn 2 nặng hơn. Khiến răng bị tổn thương nhiều hơn và điều trị khó hơn. 

 Sâu Răng
Triệu chứng bệnh sâu răng

Đường lây truyền bệnh Sâu răng

Vi khuẩn truyền bệnh ở răng có thể lây từ người này sang người khác thông qua nhiều đường. Vì dụ như ăn chung thức ăn, dụng cụ ăn uống, hắt hơi, ho và cả hôn. Nếu cha hoặc mẹ bị sâu và chuẩn bị thức ăn cho trẻ không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn. 

Một số nghiên cứu phát hiện răng, 30% trẻ 3 tháng, 60% trẻ 6 tháng và gần 80% trẻ 2 tuổi bị nhiễm khuẩn Streptococcus mutans gây sâu răng. Một chủng đặc biệt có khả năng gây bệnh sâu răng. Trẻ em có thể bị nhiễm khuẩn này từ cha, mẹ hoặc những người có tiền sử bệnh. Do đó, tránh tiếp xúc gần gũi và vệ sinh răng miệng đúng cách là cách tốt để phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Đối tượng có thể bị bệnh Sâu răng

Sâu răng sẽ không chừa một ai, từ trẻ em đến người già đều có thể bị bệnh. Do đó, không được chủ quan và phải vệ sinh răng miệng đúng cách. Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối (đối với người lớn và trẻ từ 3 tuổi). 

Đặc biệt, cần phải đánh răng hoặc sử dụng nước rửa miệng sau mỗi buổi ăn chính, để đánh bay vi khuẩn bám trên răng miệng.

Sâu răng
Đối tượng có thể bị sâu răng

Phòng ngừa Sâu răng

  • Giảm số lượng vi khuẩn: Đánh răng 2 lần/ngày. Lấy sạch mảng bám trên răng.
  • Kiểm soát chế độ ăn uống: Hạn chế ăn đồ nóng lạnh đột ngột, giảm đồ ngọt, tăng cường ăn trái cây rau củ có chất xơ. 
  • Sử dụng kem đánh răng có chất flour (Kem đánh răng, nước súc miệng,…).
  • Khám răng định kỳ 4-6 tháng 1 lần.
  • Sử dụng chỉ nha khoa.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sâu răng

Thường nha sĩ sẽ phát hiện răng bị tổn thương do sâu bằng cách:

  • Hỏi về triệu chứng đau răng và sự nhạy cảm của răng.
  • Kiểm tra răng miệng bằng dụng cụ nha khoa.
  • Chụp X-quang để biết mức độ sâu ăn răng.  

Các cách chữa sâu răng tại nhà

Đối với tình trạng bệnh ở mức nhẹ, giai đoạn đầu mới phát hiện thì bạn có thể sử dụng các cách trị sâu răng tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên an toàn sau đây. 

Bằng lá bàng

Trong lá bàng có chứa flavonoid, saponin, phytosterol và tannin. Những chất này có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn, giảm các triệu chứng viêm nhiễm. 

Cách thực hiện: Dùng lá bàng non xay nhuyễn với muối biển và nước lọc. Trộn lại tạo thành dung dịch nước ngậm, súc miệng hàng ngày. 

Sâu răng
Cách chữa sâu răng tại nhà

Bằng lá ổi

Lá ổi có vị chát và chứa hợp chất astringents có tính chống viêm và kháng khuẩn. Chất này làm nướu chắc hơn và giảm đau nhức răng. Đây là cách điều trị răng sâu hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy 1 nắm lá ổi non rửa sạch, giã nát với muối và nước ấm.

Bước 2: Dùng tăm bông thấm nước lá ổi bôi vào vùng răng đau nhức.

Nên thực hiện cách này hằng ngày trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Trị sâu răng bang la oi
Cách chữa sâu răng tại nhà

Bằng lá tía tô

Trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu, hoạt chất linalool, perillaldehyde, Perillaldehyd hay Hydrocumin… Các chất này có khả năng kháng khuẩn, ức chế quá trình răng bị sâu, giảm đau nhức, ê buốt và sưng viêm chân răng.

Sử dụng lá tía tô cũng là cách giúp ngăn ngừa hôi miệng, bảo vệ men răng và giúp răng chắc khỏe hơn. 

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá tía tô và ngâm với nước muối 15 phút để khử khuẩn.

Bước 2: Xay nhuyễn lá tía tô cùng nước đun sôi để nguội.

Bước 3: Lọc lại lấy nước rồi chia thành nhiều lần ngậm.

Bước 4: Mỗi lần ngậm giữ nước trong miệng khoảng 5 – 10 phút.

Bước 5: Súc miệng lại với nước lọc sạch. 

Trị sâu răng bằng lá tía tô
Cách chữa sâu răng tại nhà

Các phương pháp chữa sâu răng hiệu quả nhất

Có hai phương pháp chữa tổn thương răng do bị sâu hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. 

Trám răng

Chữa răng bị tổn thương do sâu bằng cách trám răng được xem là cách nhanh nhất. Sau khi đã xử lý và loại bỏ được vi khuẩn gây hại răng. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu để trám bít lại lỗ sâu. Việc này nhằm đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn tấn công lại lỗ sâu.

Các chất liệu trám hiện nay rất đa dạng như Amalgam (trám bạc), kim loại quý, GIC, Composite, …

Xem thêm: Những Phương Pháp Chữa Sâu Răng Hôi Miệng Hiệu Quả

Bọc răng sứ thẩm mỹ 

Nếu bệnh quá nặng, phải điều trị tủy và chân răng còn cứng thì nên chọn bọc răng sứ. Phương pháp này sẽ giúp bảo tồn được răng thật tối đa.

So với trám răng thì bọc răng sứ được các nha sĩ khuyến khích thực hiện. Bởi sau một khoảng thời gian trám răng, miếng trám sẽ bong tróc. Trong khi đó, bọc răng sứ sử dụng được bền chắc và thẩm mỹ hơn.

>>>Xem thêm: Bọc Răng Sứ Thẩm Mỹ Và Tất Cả Những Điều Cần Biết

Qua bài viết này, Nha Khoa Vinh An đã cung cấp cho bạn những kiến thức xoay quanh bệnh sâu ăn răng, nguyên nhân, hậu quả, các triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn về phương pháp điều trị răng bị sâu thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha Khoa Vinh An nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi và giúp bạn giải quyết các vấn đề về răng miệng một cách nhanh nhất! 

Xem thêm: Những Chia Sẻ Về Sâu Răng của Nha khoa Vinh An Bạn Không Thể Bỏ Qua

Chữa sâu răng
Các phương pháp chữa sâu răng hiệu quả nhất

——————-

Trung tâm Implant chuyên sâu Vinh An

Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM

Hotline: 1800 6359 Zalo/Di động: 0988 571 071 (Ngoài giờ)

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavinhan

Email: cskh.vinhan@gmail.com