Đau Nhức Răng Hàm – Nguyên Nhân, Giải Pháp Điều Trị Dứt Điểm

đau răng hàm

Tình trạng đau nhức răng hàm thường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể là do bị sâu răng, viêm nướu hay mọc răng khôn,…Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống thường ngày và chất lượng giấc ngủ. Do đó ngay khi xuất hiện triệu chứng đau nhức, bạn cần phải chủ động thực hiện các biện pháp điều trị ngay lập tức. Vậy đâu là nguyên nhân khiến răng hàm bị đau? Giải pháp nào để điều trị dứt điểm tình trạng này? Cùng nha khoa Vinh An giải đáp thắc mắc thông qua bài viết này nhé!

Dấu hiệu nhận biết đau nhức răng hàm

Răng hàm là loại răng có chiều cao khá thấp, nhiều rãnh và mặt nhai lớn, nằm ở vị trí khá gần với các dây thần kinh trên gương mặt. So với răng cửa và răng nanh, răng hàm phải phải chịu áp lực lớn trong quá trình ăn nhai nên rất dễ bị đau nhức. Dấu hiệu nhận biết đau răng hàm có thể kể đến như sau:

  • Răng có dấu hiệu ê buốt, chân răng có hiện tượng lung lay
  • Hiện tượng sưng đỏ vùng nướu bao quanh, thậm chí là chảy máu và ứ mủ.
  • Quá trình ăn uống khó khăn do đau nhức
  • Ở tai, cổ hay gáy bị nổi hạch
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ
  • Răng số 4 đến số 8 đau đột ngột hoặc đau âm ỉ
  • Há miệng khó do hàm bị co cứng lại

Dấu hiệu nhận biết đau nhức răng hàm

Nguyên nhân gây ra đau răng hàm

Răng hàm có vai trò rất quan trọng đối với chức năng sinh lý. Vậy nên khi răng hàm bị đau nhức sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. Để kịp thời khắc phục tình trạng này, trước hết bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây ra nó. Theo các bác sĩ có chuyên môn, đau răng hàm có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Các bệnh nha khoa

Nguyên nhân gây đau nhức răng hàm trên và hàm dưới có thể đến từ các bệnh nha khoa phổ biến như:

  • Viêm nướu (viêm lợi): Bệnh lý này xảy ra do vi khuẩn trú ẩn trong khoang miệng phát triển mạnh mẽ và tấn công vào mô nướu xung quanh. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng hàm hiện nay.
  • Sâu răng: Bệnh lý nha khoa này phổ biến ở mọi lứa tuổi. Sâu răng là tình trạng mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng của các vi khuẩn có hại. Khi sâu răng phát triển ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây đau nhức răng hàm từ âm ỉ đến dữ dội.
  • Viêm nha chu: Bệnh lý này thường xảy ra do quá trình điều trị nướu chưa được dứt điểm. Dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng, khiến răng dần bị tổn thương và suy yếu. suy yếu.
  • Mọc răng khôn: Răng khôn là loại răng mọc cuối cùng của hàm. Vì mọc khá trễ và nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm nên nó rất dễ mọc lệch và chèn ép lên các răng kế cạnh. Do vậy, đa số các trường hợp mọc răng khôn đều sẽ gây đau răng hàm hay làm sưng nướu.
  • Một số bệnh lý khác: Như viêm tủy răng, áp xe chân răng,…

Nhai thức ăn cứng 

Chức năng chính của răng hàm là nghiền nát thức ăn và nhai. Mỗi khi nghiền nát thức ăn, răng phải chịu áp lực rất lớn. Bởi vậy nên, nếu sử dụng các thức ăn dai và cứng thường xuyên có thể sẽ khiến răng bị đau nhức. 

Nguyên nhân gây ra đau răng hàm

Chấn thương

Gặp chấn thương khi sinh hoạt hay lao động cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng hàm bị đau. Khi bị chấn thương, bạn sẽ chịu tác động mạnh ảnh hưởng đến răng và mô nướu. Trường hợp nặng nhất răng có thể bị sứt mẻ, mô nướu xầy xước và bị chảy máu.

Do các thủ thuật nha khoa

Một số kỹ thuật nha khoa có thể gây đau nhức răng hàm như: 

  • Thực hiện niềng răng
  • Trám răng
  • Bọc răng sứ
  • Tẩy trắng răng
  • Nhổ răng

Nguyên nhân gây ra đau răng hàm

Ảnh hưởng của một số bệnh hô hấp

Có thể bạn chưa biết, đau răng hàm còn là hệ quả của các bệnh lý hô hấp như: Viêm xoang, cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan,…Các tác nhân gây ra những bệnh lý hô hấp này thường tấn công vào vùng mô nướu xung quanh răng hàm. Từ đó tích tụ và gây viêm nướu, đau nhức và chảy máu chân răng.

Hậu quả của đau răng hàm

Khó khăn khi ăn nhai

Ăn nhai là tuyến đầu của hệ tiêu hóa. Răng hàm khi bị đau nhức sẽ khiến bạn khó khăn trong việc nghiền nhỏ thức ăn trong quá trình ăn uống. Khi đó, để tiêu hóa được thức ăn thô, dịch vị dạ dày buộc phải tiết ra nhiều hơn, khó tiêu hóa. Bên cạnh đó thành dạ dày cũng phải hoạt động hết công suất. Thực hiện co bóp và nhào trộn thức ăn mới chuyển hóa được hết các chất dinh dưỡng.

Tổn thương các răng bên cạnh và nguy cơ mất răng vĩnh viễn

Việc đau răng hàm sẽ có tác động không nhỏ đến các răng cận kề. Hiện tượng tiêu xương hàm có thể xuất hiện khi răng hàm bị đau khiến các răng cận kề răng hàm yếu dần, thậm chí là mất đi vĩnh viễn.

Hậu quả của đau răng hàm

Tiêu xương răng, ảnh hưởng xấu tới cấu trúc xương hàm

Vùng xương hàm ở vị trí răng bị đau sẽ bắt đầu bị thoái hóa và tiêu giảm đi. Do ít nhận được các kích thích cơ học từ quá trình ăn nhai của hàm. Theo thời gian, cấu trúc xương hàm sẽ thay đổi về cả chiều cao và chiều rộng. Biểu hiện rõ nhất là cơ mặt bị hóp lại, nướu răng ngày càng lõm xuống. 

Đau răng hàm có gây nguy hiểm không?

Răng hàm giữ vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Ở một số trường hợp nó có thể tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn khi bị đau nhức hay chảy máu. Trên thực tế, đau răng hàm chủ yếu xảy ra do các nguyên nhân: sâu răng, viêm nướu, nhai thức ăn cứng và mọc răng khôn. Đa số tình trạng này sẽ không quá gây nguy hiểm. Hoàn toàn có thể điều trị nếu được phát hiện sớm. Ngược lại, nếu bạn chủ quan khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng sẽ rất khó để điều trị dứt điểm. Vậy nên, khi bị đau bạn cần thực hiện biện pháp xử lý kịp thời tại nhà. Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng, nên tiến hành thăm khám bác sĩ nha khoa để được chữa trị nhanh chóng. 

Đau nhức răng hàm có gây nguy hiểm không?

Cách khắc phục đau răng hàm 

Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà

  • Chườm đá lạnh: Nên thực hiện chườm đá ở vùng xương quai hàm và má khoảng 10 đến 15 phút. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau và cầm máu hiệu quả. Cải thiện được tình trạng sưng, viêm và phù nề nướu rõ rệt. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh chườm đá khi bị sâu răng bởi có thể khiến răng bị ê buốt.
  • Súc miệng với nước muối: Đây là một trong những mẹo chữa đau răng hàm cực kỳ an toàn. Súc miệng với nước muối có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn răng miệng tốt. Hỗ trợ làm dịu mô nướu bị kích thích và giúp phục hồi men răng nhanh.  
  • Sử dụng củ gừng: Gừng có công dụng giảm đau và chống viêm rất hiệu quả. Chữa đau răng bằng gừng giúp cải thiện nhanh cơn đau nhanh và giảm sưng đỏ, phù nề nướu.  
  • Súc miệng với lá chè xanh: Chè xanh từ xưa đã được biết đến có tác dụng diệt khuẩn và giảm viêm nướu cực kỳ tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này trong thời gian ngắn bởi chè xanh có thể gây vàng răng.

Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà

Sử dụng thuốc không kê toa

Một số loại thuốc không kê toa thường được dùng trong giảm đau răng hàm bao gồm: 

  • Alpha Choay
  • Paracetamol
  • Benzocaine
  • NSAID

Sử dụng các loại thuốc không kê toa là cách giảm đau răng hàm khá hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong việc kiểm soát triệu chứng. Do vậy, nếu cơn đau vẫn bị kéo dài, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Sử dụng thuốc không kê toa

Điều trị y tế

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các phương pháp điều trị y tế phù hợp: sử dụng thuốc kháng sinh và bổ sung thêm Fluoride, điều trị trám răng, nạo túi nha chu, cạo vôi răng,…

Nếu trong quá trình đau răng có ảnh hưởng đến viêm xoang. Bác sĩ sẽ có thể chuyển bạn sang khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị.

Điều trị y tế

Xem thêm: GIÁ NHỔ RĂNG KHÔN BAO TIỀN?

Cách phòng ngừa đau răng hàm

Để hạn chế tối đa đau răng hàm, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Sử dụng các bài chải răng mềm. Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý. Sử dụng chỉ nha khoa cọ sạch kẽ răng sau khi ăn. 
  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Nên thay bàn chải đánh răng sau khoảng 3 tháng sử dụng. 
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường và axit như bánh kẹo, nước ngọt có gas, bia,….
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
  • Thận trọng trong sinh hoạt hàng ngày để tránh gây chấn thương răng hàm mặt.
  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như nạo túi nha chu, nhổ răng, điều trị tủy,…

Hy vọng thông qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách biện pháp khắc phục tình trạng đau răng hàm. Trong trường hợp răng hàm đau dữ dội và kéo dài liên tục, bạn có thể đến ngay nha khoa Vinh An để được thăm khám và xử lý kịp thời. Hạn chế tối đa các rủi ro và biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa đau răng hàm

——————

Trung tâm Implant chuyên sâu Vinh An

Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM

Hotline: 1800 6359

Zalo/ Di động: 0988 571 071 (Ngoài giờ)

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavinhan

Email: cskh.vinhan@gmail.com