1800 6359

Lưu Ý Về Cách Cầm Máu Khi Nhổ Răng Tại Nhà

Lưu Ý Về Cách Cầm Máu Khi Nhổ Răng Tại Nhà

Tình trạng chảy máu trong khoảng 8 giờ sau khi nhổ răng là điều hoàn toàn bình thường. Do răng là bộ phận gắn liền với rất nhiều mạch máu và dây thần kinh nên việc nhổ răng gây tác động đến những bộ phận nhạy cảm này và dẫn đến tình trạng chảy máu. Vậy cách cầm máu khi nhổ răng tại nhà là gì? Đừng vội bỏ qua bài viết sau đây để biết cách khắc phục tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả nhé.

Tại sao lại chảy máu khi nhổ răng

Trước khi tìm hiểu về cách cầm máu khi nhổ răng hiệu quả. Thì bạn nên xác định được nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chảy máu khi nhổ răng bị hư:

  • Quy trình nhổ răng không bài bản, thiếu kĩ thuật. Tạo ra vết rách to, làm tổn thương mạch máu lớn bên trong. Khiến máu chảy kéo dài và lâu cầm lại được.
  • Không lấy được chân răng trong 1 lần nhổ. Vì vậy phải nhổ lần 2 để lấy hết.
  • Ăn thức ăn cứng, vận động mạnh sau khi nhổ răng.

cách cầm máu khi nhổ răng

Nguyên nhân không cầm được máu sau khi nhổ răng

Có rất nhiều nguyên nhân không cầm được máu sau khi nhổ răng hàm bị sâu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Sai kỹ thuật cách cầm máu khi nhổ răng.
  • Ở một số khách hàng thiếu vitamin C, nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc uống thuốc chống đông máu có thể bị chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng.
  • Một số người mắc bệnh về máu như giảm tiểu cầu, hemophilia… cũng dễ bị chảy máu lâu và khó cầm hơn các đối tượng khác.
  • Đôi khi tình trạng máu chảy kéo dài còn do bạn vận động mạnh vùng miệng hoặc đang bị u máu xương hàm.

cách cầm máu khi nhổ răng

Cách cầm máu khi nhổ răng tại nhà

Dưới đây là một số mẹo về cách cầm máu khi nhổ răng tại nhà mà bạn có thể áp dụng.

1. Sử dụng băng gạc để cố định vị trí chảy máu

Khoảng thời gian ngưng chảy máu khi nhổ răng của từng người khác nhau là khác nhau. Cụ thể cách cầm máu khi nhổ răng như sau:

  • Dùng miếng băng gạc sạch, cuộn tròn lại và gấp thành hình vuông, giúp băng gạc cố định hơn.
  • Cắn gạc khoảng 30 – 60 phút liên tục sau khi nhổ răng là sẽ hết chảy máu. Ngoài thời gian đó lượng máu có thể tiết ra khá ít và không đáng kể.
  • Ngưng chảy máu hoàn toàn sau 7 – 10 ngày nhổ. Khi đó phần thịt nướu và lợi bắt đầu nhú lên. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp máu chảy lâu hơn, có màu nâu nhạt trong nước miếng khi đánh răng hoặc khạc nhổ. Nhưng nó hoàn toàn là hiện tượng bình thường nên không có gì đáng ngại.

cách cầm máu khi nhổ răng

2. Uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng

Việc uống thuốc cầm máu khi nhổ răng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn, tuy nhiên, bạn cũng nên ghi nhớ lời dặn của bác sĩ để sử dụng với liều lượng phù hợp. Sau đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến cho việc cầm máu:

  • Thuốc cầm máu Calci clorid
  • Thuốc cầm máu Acid tranexamic
  • Thuốc Carbazochrom cầm máu

3. Không tác động đến cục máu đông

Tình trạng cục máu đông xuất hiện tại vị trí nhổ là dấu hiệu tích cực trong quá trình phục hồi. Do đó, bạn hãy cẩn thận để không làm cục máu đông bị vỡ ra trong vòng 24h đầu, giúp máu đông giữ nguyên và để vết thương nhanh chóng hồi phục.

Ngoài ra, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Không súc miệng quá mạnh hay khạc nhổ
  • Không dùng ống hút vì nó có thể tạo áp lực vào cục máu đông
  • Tránh tình trạng hắt hơi và xì mũi khi miệng đang mở
  • Tránh chơi các loại nhạc cụ có dùng miệng trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng như kèn, sáo, …

cách cầm máu khi nhổ răng

4. Nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý

Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn để vết thương mau lành. Bạn nên nắm được một số nguyên tắc quan trọng trong 1-2 ngày sau khi vừa nhổ răng để việc cầm máu trở nên hiệu quả hơn:

  • Không nên làm việc quá nặng hay tập thể dục quá sức.
  • Không cúi người hoặc khiêng đồ quá nặng.
  • Kê gối nằm cao hơn tim khi ngủ hoặc trong lúc nghỉ ngơi để kiểm soát tình trạng chảy máu cũng như cho huyết áp ổn định hơn.

cách cầm máu khi nhổ răng

5. Tuyệt đối không hút thuốc sau khi nhổ răng

Để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, vết thương mau lành lại hơn, bạn không nên hút thuốc. Vì hút thuốc có thể gây ra những biến chứng nặng. Khiến vết thương ra nhiều máu hơn, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng.

Chính vì thế, bạn nên tránh hút thuốc trong 48h sau khi nhổ răng. Và tốt hơn hết nên cố gắng hút càng ít càng tốt sau đó.

6. Đảm bảo vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng là hoạt động quan trọng thường ngày, đặc biệt khi vừa nhổ răng xong, hàm răng đang vô cùng nhạy cảm nên bạn cần chú ý vệ sinh đúng cách. Trong thời điểm 1-2 ngày sau khi nhổ, bạn không nên dùng bàn chải đánh răng, thay vào đó hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh.

Sau đó, có thể sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng thật nhẹ nhàng và nên tránh vị trí mới nhổ răng để không làm vỡ cục máu đông. Đồng thời kết hợp sử dụng nước muối sinh lý súc miệng và tuân thủ các bước vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Việc tuân thủ những nguyên tắc nêu trên sẽ giúp cách cầm máu khi nhổ răng tại nhà hiệu quả và nhanh chóng hơn.

cách cầm máu khi nhổ răng

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng là gì?

Việc nhổ răng sẽ tác động đến nướu lợi, thậm chí ngay cả xương hàm nên việc đau nhức, sưng nướu và chảy máu sau nhổ răng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, kèm theo những vấn đề sau đây thì đó chính là cảnh bảo về dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

  • Đau nhức không thuyên giảm.
  • Nướu sưng phồng, tấy đỏ, có ổ mủ ở huyệt ổ răng.
  • Hiện tượng sưng mặt, sưng má tại vị trí nhổ răng.
  • Chảy máu kéo dài trên 48 giờ.
  • Nhổ răng bị nhiễm trùng dẫn đến gây sốt, thân nhiệt cao > 37 độ C.
  • Hôi miệng sau nhổ răng khôn.

cách cầm máu khi nhổ răng

Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng chảy máu kéo dài

Nhiều người vẫn cứ nghĩ cầm máu khi nhổ răng đơn giản. Nhưng nếu thực hiện không đúng cách cầm máu khi nhổ răng sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Hy vọng với những biện pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn cầm máu nhanh chóng và hiệu quả.

Để đảm bảo an toàn khi nhổ răng khôn, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, điển hình như Nha Khoa Vinh An Tân Bình

Lưu Ý Về Cách Cầm Máu Khi Nhổ Răng Tại Nhà

——————

Trung tâm Implant chuyên sâu Vinh An

Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM

Hotline: 1800 6359

Zalo/ Di động: 0988 571 071 (Ngoài giờ)

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavinhan

Email: cskh.vinhan@gmail.com