Bị ê răng là bệnh gì? Bạn đã từng trải qua cảm giác đau và ê buốt răng, tê răng mỗi khi ăn kem lạnh, ăn đồ chua hay món súp nóng yêu thích chưa? Và bạn có đang tìm hiểu ê buốt răng nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này? Nếu có thì đừng quá lo lắng vì có đến một nửa dân số trên thế giới đã từng hoặc đang gặp phải vấn đề tương tự. Răng nhạy cảm, ê buốt có nhiều nguyên nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến triệu chứng ê buốt tích lũy dần và ngày càng nặng thêm, thậm chí dẫn đến viêm tủy. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu hay luôn ám ảnh về cảm giác ê buốt. Hãy cùng Nha khoa Vinh An giải đáp vấn đề này nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Răng ê buốt là gì? Hiện tượng ê buốt răng
Răng ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm là tình trạng xảy ra ở một số khách hàng khi ăn, uống đồ ngọt, lạnh, cứng,… Tình trạng này có thể diễn ra vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Mặc dù bản thân đau răng ê buốt không quá nghiêm trọng, tuy nhiên trong một vài trường hợp, răng ê buốt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu,…
Theo Tổ chức Sức khỏe Răng miệng tạo Anh (Oral Health Foundation) đối tượng dễ bị ê buốt chân răng là người trưởng thành từ 20-40 tuổi. Bên cạnh đó, các cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng nữ giới có tỷ lệ xuất hiện hiện tượng này cao hơn nam giới.
Các dấu hiệu phổ biến khi bị buốt răng gồm
- Ê buốt răng khi ăn những thực phẩm có vị ngọt, chua hoặc có axit (chanh, soda, kẹo chua,…), thức ăn lạnh.
- Răng khó chịu khi hít khí lạnh hoặc uống nước lạnh.
- Đau nhức khi có va chạm trực tiếp vào răng, bao gồm cả xỉa răng, đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
Tham khảo: Nguyên nhân khiến răng ê buốt sau khi bọc sứ
Cơ chế nào khiến răng bị ê buốt?
Cấu trúc thân răng gồm 3 thành phần chính: Men răng, ngà răng và tủy. Bình thường men răng là lớp cứng chắc nhất bảo vệ bên ngoài. Men răng giúp ngăn các tác nhân kích thích ảnh hưởng đến ngà và tủy răng.
Ngà răng là lớp nằm giữa. Có vô số ống ngà nhỏ li ti chạy từ bề mặt tiếp giáp với men đến tủy răng, nơ chứa thần kinh nhận cảm. Trong lòng các ống ngà chưa dịch lỏng, khi ống ngà lộ/ mở hoặc bị kích thích, dòng dịch sẽ di chuyển, tác động đến đầu thần kinh ở tủy răng. Thông tin thần kinh truyền đến trung ương cho ta cảm giác đau. Đây chinh là cơ chế gây ra cảm giác ê buốt đau răng thường gặp.
Nhìn chung, để gây ra sự nhạy cảm ở răng phải do các cơ chế sau:
- Ống ngà bị lộ.
- Ống ngà mở.
- Các kích thích khởi phát sự ê buốt.
Những nguyên nhân răng bị ê buốt phổ biến
Do tổn thương cấu trúc răng
Những trường hợp mòn men răng, mòn hở cổ răng, răng bị sứt mẻ làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm gây ra tình trạng ê buốt răng.
Do tụt nướu
Tụt nướu răng theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng, khi chúng ta phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng, gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.
Do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt
Dùng bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh, đánh răng quá nhiều lần trong một ngày,… bạn có thể ít để ý đến vấn đề này nhưng đây cũng chính là nguyên nhân răng bị ê buốt. Khi lớp men răng bên ngoài đã bị phá hủy, các phân tử từ các thực phẩm mà khách hàng dùng hàng ngày sẽ xâm nhập sâu vào tủy răng (nơi chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng) và khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
Chế độ ăn uống nhiều axit
Một chế độ ăn chứa nhiều axit như nhiều thức ăn chua, cam chanh, dưa chua hoặc nước ngọt có gas, soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà là nguyên nhân răng bị ê buốt.
Nước súc miệng chuyên dụng diệt sạch vi khuẩn và tạo hơi thở thơm mát cho răng cũng là một lý do gây ra ê buốt ở răng. Đó là vì nước súc miệng có chứa axit và khi sử dụng thường xuyên sẽ mài mòn men răng.
Do một số thói quen xấu
Ê buốt răng nguyên nhân và cách khắc phục còn bắt nguồn từ vài thói quen không tốt. Nghiến răng sẽ khiến lớp bảo vệ xung quanh răng dần bị suy yếu. Với tác động của các thực phẩm khách hàng dùng hàng ngày, tốc độ lão hóa của răng sẽ ngày càng nhanh, khiến tủy răng dễ bị ảnh hưởng. Thói quen nhai đá, nghiến răng khi ngủ vào ban đêm cũng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương. Tuy nghiến răng có thể diễn ra vô thức trong khi ngủ nhưng nếu kéo dài sẽ làm men răng bị mài mòn và những phiền toái trong cuộc sống.
Do tẩy trắng răng
Trong thành phần của các sản phẩm tẩy trắng răng chuyên dùng có chứa các chất có thể làm kích ứng răng. Do đó khách hàng dễ dàng cảm thấy một số cơn đau ê buốt, khó chịu nhẹ sau khi tẩy trắng răng. Trong một vài trường hợp, tình trạng này có thể vô cùng tồi tệ với những khách hàng đã có răng nhạy cảm trước đó.
Vì vậy, nếu có răng nhạy cảm khách hàng nên trao đổi trước với Bác sĩ trước khi thực hiện tẩy trắng răng nhé.
Viêm nướu răng
Viêm nướu răng là bệnh lý về răng miệng gây ra bởi các mảng bám hoặc cao răng tích tụ lâu ngày. Khi bị viêm nướu, phần nướu của khách hàng có thể bị rút lại, hình thành các túi xung quanh chân răng. Do khó vệ sinh kỹ được khu vực bên trong các túi nướu nên phần chân răng và mô nướu xung quanh sẽ bị tấn công bởi các vi khuẩn và làm xuất hiện ê buốt chân răng.
Làm thế nào để hết ê buốt răng?
Cách chữa răng ê buốt? bạn cần tìm một nha khoa uy tín và chất lượng, tìm hiểu kỹ ê buốt răng nguyên nhân và cách khắc phục chính xác để điều trị triệt để, không tái phát, không phải mất nhiều thời gian đi lại và tránh tổn thương thêm tới răng của mình nữa. Cùng giải đáp thắc mắc răng bị ê buốt phải làm sao ?
Điều trị tại nhà
Bạn nên đến khám nha sĩ để tìm nguyên nhân:
Nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, các nguy cơ có thể gây ra tình trạng trên: sâu răng, miếng trám hở, tụt nướu,… Bạn cũng có thể kiểm tra khi đi vệ sinh răng ở nha khoa. Sau khi lấy vôi răng, nha sĩ sẽ khám lâm sàng. Nha sĩ sẽ dùng các dụng cụ chạm vào để kiểm tra độ nhạy cảm. Bạn có thể chụp X-Quang để kiểm tra thêm các trường hợp sâu răng gây nhạy cảm. Sau khi xác định được nguyên nhân, nha sĩ sẽ loại bỏ yếu tố gây nhạy cảm. Đồng thời, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng kem đánh răng chống ê buốt, thay đổi các thói quen gây hại và cách chăm sóc răng miệng đúng.
Một số loại kem đánh răng chống ê buốt thông dụng là Sensodyne, GC Tooth Mouse, Colgate Relief,…Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
Điều trị bằng các phương pháp ở nha khoa
Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả Nha sĩ sẽ thực hiện các phương pháp điều trị để cho kín ống ngà bằng vật liệu dán hoặc phục hồi răng bằng sứ. Trường hợp tụt nướu nặng gây nhạy cảm nhiều, bạn có thể thực hiện ghép nướu, sử dụng miếng ghép từ khẩu cái để phủ lên bề mặt chân răng bị lộ.
Điều trị các bệnh lý gây tình trạng nhạy cảm răng
Nếu bạn đang mắc các bệnh lý gây mòn răng và phá hủy răng, bạn cần điều trị sớm để tránh hậu quả nặng nề hơn. Bệnh trào ngược dạ dày có thể điều trị với thuốc giảm axit. Chứng cuồng ăn có thể điều trị với bác sĩ tâm lý.
Điều trị nghiến răng bằng các liệu pháp nhận thức. Giảm stress, ngưng sử dụng chất kích thích trước khi ngủ sẽ giúp giảm nghiến răng ban đêm. Có thể sử dụng máng nhai để bảo vệ răng không bị phá hủy do nghiến.
Để tìm hiểu rõ hơn về ê buốt răng nguyên nhân và cách khắc phục bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nha Khoa Vinh An hoặc trực tiếp đến trung tâm của chúng tôi để được bác sĩ kiểm tra thực tế tình trạng và khắc phục sớm. Chúng tôi là nha khoa tốt nhất tại TpHCM cung cấp dịch vụ trồng răng sứ, cấy implant,..mang đến cho bạn nụ cười đẹp hoàn hảo
Chúc bạn sẽ sớm thoát khỏi tình trạng ê buốt răng để đạt công việc hiệu quả hơn trong cuộc sống nhé.
————–
Tìm hiểu thêm tại:
NHA KHOA VINH AN
Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Hotline: 1800 6359
Email: cskh.vinhan@gmail.com