Trong tuần đầu tiên khi niềng răng, bệnh nhân đều sẽ trải nghiệm cảm giác đau, đây là triệu chứng thông thường khi răng chịu một áp lực mới từ mắc cài và dây cung. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong 1-2 tuần đầu sau gắn niềng và hoàn toàn có thể thuyên giảm khi áp dụng một số phương pháp giảm đau khi niềng răng hiệu quả.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Nguyên Nhân Niềng Răng Bị Đau
Cảm giác đau khi niềng răng thường do lực căng và áp lực từ các khí cụ chỉnh nha tác động lên răng và nướu. Có rất nhiều lý do dẫn tới việc răng bị đau khi niềng răng, các lý do có thể kể đến như là:
- Áp lực từ mắc cài & dây cung: Khi niềng răng, mắc cài và dây cung tạo áp lực lên răng để di chuyển tới vị trí mong muốn, làm cho răng bị đau trong quá trình niềng. Đặc biệt là trong những ngày đầu sau khi mới gắn mắc cài hoặc điều chỉnh dây cung.
- Kích ứng mô mềm: Với một vài trường hợp bệnh nhân nhạy cảm mô, nướu. Mắc cài và dây cung có thể cọ xát vào nướu và má trong, gây ra kích ứng và đau. Các vết loét nhỏ hoặc vết thương do cọ xát cũng có thể hình thành.
- Quá trình thích nghi: Đau và khó chịu thường xuất hiện trong những ngày đầu sau khi gắn mắc cài, do răng và miệng cần thời gian để thích nghi với các thiết bị chỉnh nha. Việc đau tạm thời cũng sẽ gặp sau các buổi khám định kỳ khi bác sĩ siết răng (khoảng 4-6 tuần/ lần).
- Lỗi kỹ thuật khi chỉnh nha: Nếu mắc cài không được gắn đúng cách hoặc dây cung bị lệch, có thể tạo ra áp lực không đều và gây đau nhiều hơn bình thường.
Top 7 Mẹo Giảm Đau Khi Niềng Răng Hiệu Quả
Tuy niềng răng chỉ gây ra những cảm giác đau nhức nhẹ, không quá khó chịu và sẽ hết sau 1 hoặc 2 tuần đầu tiên. Tuy nhiên bạn cũng nên cần biết một vài mẹo nhỏ sau đây để có thể giảm đau khi niềng răng mà có lúc bạn sẽ cần:
Mẹo 1: Chườm đá lạnh
Đặt một túi chườm lạnh hoặc một gói đá bọc trong khăn lên má ngoài vùng đau trong 10-15 phút mỗi lần. Chườm lạnh giúp giảm sưng và tê vùng đau, giảm cảm giác khó chịu.
Mẹo 2: Súc miệng bằng nước muối và vệ sinh răng sạch sẽ
Sử dụng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng, đặc biệt xung quanh các mắc cài. Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước làm sạch kẽ răng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn hoặc có thể dùng một muỗng cà phê muối pha cùng nước ấm để súc miệng hằng ngày
Mẹo 3: Sử dụng sáp nha khoa
Sáp nha khoa rất an toàn với sức khỏe của con người. Sử dụng sáp nha khoa bằng cách lấy một lượng nhỏ sáp cỡ bằng đầu ngón tay, sau đó bôi vào các đầu bám mắc cài trên răng, giúp giảm ma sát cũng như tránh bị xước do mắc cài gây ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như nói chuyện hoặc ăn uống.
Mẹo 4: Chườm nóng vào vị trí bị đau
Chườm nóng cũng có hiệu quả tương đương với việc chườm lạnh. Việc chườm nóng sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Có thể sử dụng túi chườm nóng được bán sẵn hoặc sử dụng khăn ướt nóng để chườm lên vị trí sưng giúp giảm đau khi niềng răng.
Mẹo 5: Uống thuốc giảm đau và Massage vùng nướu
Vùng nướu thường là khu vực thường xuyên bị sưng và đau. Sử dụng ngón tay để massage vùng nướu bị đau thì sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn cũng như là giúp bớt ngứa khó chịu do sưng viêm gây nên.
Các loại thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau và viêm. Tuy nhiên, trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ nha khoa để đạt hiệu quả tốt nhất và không dùng quá liều.
Mẹo 6: Ăn các loại thức ăn mềm
Trong quá trình niềng, răng sẽ bị áp lực liên tục, giai đoạn này chân răng sẽ yếu hơn vì thế nên hạn chế các loại thức ăn dai, giòn, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh để tránh tạo thêm áp lực lên răng.
Ưu tiên các loại thức ăn mềm như súp, cháo hoặc các thức ăn khác được xay nhuyễn sẽ giúp răng thoải mái hơn khi ăn và giảm đau khi niềng răng.
Mẹo 7: Hạn chế vận động
Cùng với đó ta nên hạn chế các loại hình vận động thể thao mạnh như đá bóng, bóng rổ hoặc các vận động mạnh như chạy hoặc nhảy, tránh va đập vào vùng mặt hoặc môi vì đây là vị trí đang bị chịu tác động thường xuyên. Tuy nhiên bạn vẫn có thể hoạt động mạnh nếu việc niềng răng không ảnh hưởng trực tiếp quá lớn lên răng.
Mẹo 8: Giữ tâm lý thoải mái
Đau răng trong khi niềng chỉ là những khó khăn không tránh khỏi trước mắt. Đau răng cũng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh nhưng bạn cần phải vượt qua để có thể sở hữu hàm răng tuyệt đẹp được. Vì thế việc giữ tâm lý thoải mái sẽ góp phần giúp trong quá trình niềng răng của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm: MẸO GIÚP LỘT XÁC SAU KHI NIỀNG RĂNG
Nha Khoa Vinh An – Kiệt Tác Đến Từ Nụ Cười Của Bạn
Nha khoa Vinh An tự hào với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Đã thành công với hơn 5000 ca chỉnh nha cùng với các trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc tận tình, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn nụ cười tự tin và khỏe mạnh.
Nha Khoa Vinh An Đã Giúp Lan Ly Thoát Khỏi Tự Ti Khi Bị Móm Như Thế Nào?
Chị Lan Ly là một khách hàng đã có trải nghiệm niềng răng chỉnh khớp cắn ngược rất hài lòng tại Nha Khoa Vinh An. Ban đầu, chị gặp vấn đề khớp cắn ngược khiến khớp thái dương hàm bị đau. Một người bạn, cũng là khách hàng của Nha Khoa Vinh An, đã giới thiệu chị đi khám nhưng chị vẫn chưa quyết định niềng răng. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ thông tin trên website của Nha Khoa Vinh An và được các bác sĩ với hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn, chị Lan Ly đã quyết định tin tưởng và chọn dịch vụ của Nha Khoa Vinh An.
——–
Nha Khoa Vinh An
Kiến tạo hạnh phúc từ nụ cười
Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Hotline/Zalo: 0988 571 071
Facebook: https://www.facebook.com/vinhandental
Email: vinhandentalclinic@gmail.com