1800 6359

Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì? Trường hợp & Lưu ý quan trọng

Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng

Trong quá trình niềng răng, nhiều người thường chỉ chú ý đến việc điều chỉnh vị trí của các răng mà ít quan tâm đến khớp cắn. Tuy nhiên, khớp cắn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn quyết định khả năng ăn nhai và kết quả niềng răng cuối cùng. Cùng khám phá lý do tại sao phải nâng khớp cắn trong niềng răng qua bài viết sau đây. 

Nâng Khớp Cắn Là Gì?

Nâng khớp cắn khi niềng răng là kỹ thuật hỗ trợ điều chỉnh lại khớp cắn một cách chuẩn xác. Phương pháp này sử dụng các bệ vật liệu tổng hợp được đặt lên răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa để ngăn chặn sự tiếp xúc quá mức giữa hàm trên và hàm dưới.

Thực hiện nâng khớp cắn niềng răng có tác dụng chính là để giảm áp lực hàm dưới phải chịu do khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo, giúp bảo vệ men răng và mắc cài khi niềng, đồng thời rút ngắn thời gian niềng răng do khí cụ này có khả năng thúc đẩy răng chạy nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dịch chuyển của răng.

Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng1
Nâng khớp cắn rút ngắn thời gian khi niềng răng

Khi Nào Cần Nâng Khớp Cắn Khi Niềng Răng

Việc hiểu rõ về tình trạng răng miệng sẽ giúp bạn nhận biết được tầm quan trọng của nâng khớp cắn trong quá trình niềng răng, lý do tại sao bác sĩ lại khuyến nghị thực hiện phương pháp này.

Khớp Cắn Sâu

Khớp cắn sâu xảy ra khi răng hàm trên bao phủ răng hàm dưới quá mức, thường là từ 4mm trở lên khi hàm đóng chặt. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và vấn đề ăn nhai.

Nếu không được điều chỉnh, khớp cắn sâu có thể dẫn đến mòn men răng, đau hàm, tăng nguy cơ chấn thương cho răng và nướu. Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ gây tổn thương cho mắc cài niềng răng trong suốt quá trình điều trị.

Việc nâng khớp cắn trong niềng răng giúp bảo vệ men răng và mắc cài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dịch chuyển răng. Nhờ đó, kết quả niềng răng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, mang lại hàm răng đều đẹp và khớp cắn chuẩn xác.

Khớp Cắn Chéo

Khớp cắn chéo xảy ra khi các răng trên cung hàm không khớp với nhau một cách chính xác, khiến một số răng nhô ra ngoài hoặc thụt vào trong quá mức.

Khớp cắn chéo không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn gây ra khó khăn trong việc nhai và phát âm. Nó cũng có thể dẫn đến mòn men răng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về khớp thái dương hàm.

Nâng khớp cắn niềng răng giúp điều chỉnh vị trí răng và khớp cắn, giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho răng và mắc cài, đồng thời cải thiện chức năng nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.

Người Có Thói Quen Nghiến Răng

Nghiến răng là thói quen xấu, thường xảy ra khi ngủ hoặc trong tình trạng căng thẳng. Thói quen này không chỉ gây mòn răng mà còn ảnh hưởng đến khớp cắn và quá trình niềng răng.

Việc nâng khớp cắn giúp giảm áp lực lên răng và khớp cắn, bảo vệ men răng và mắc cài, giúp quá trình niềng răng hiệu quả hơn.

Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng2
Bệnh nhân mắc tình trạng khớp cắn chéo cần nâng khớp cắn khi niềng răng

Nâng Khớp Niềng Răng Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Nâng khớp cắn trong niềng răng là một kỹ thuật chuyên biệt trong chỉnh nha, giúp điều chỉnh các vấn đề về khớp cắn như khớp cắn hở, khớp cắn chéo, và khớp cắn sâu, dưới đây là chi tiết từng phương pháp:

Dùng Hàm Nâng Khớp

Sử dụng hàm nâng khớp thường áp dụng cho khớp cắn hở, theo chuyên gia, khớp cắn hở là tình trạng răng hàm trên trồi xuống quá sâu khiến hai hàm không khép kín được. 

Bác sĩ sẽ điều chỉnh tình trạng này bằng cách gắn một máng hình chữ nhật bằng nhựa vào nhóm răng hàm dưới và bổ sung lớp bảo vệ cho răng hàm trên. Máng này có nhiệm vụ ngăn cách hai hàm, giúp điều chỉnh khớp cắn hở một cách hiệu quả.

Nâng Khớp Qua Răng Hàm Bằng Máng 

Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân có tình trạng khớp cắn chéo, là khi răng cửa hàm trên và dưới không khớp đúng vị trí. Bác sĩ sẽ sử dụng máng chuyên dụng để chặn hai hàm từ vị trí răng hàm, ngăn răng cửa trên tiếp tục chạm vào răng cửa dưới.

Trong quy trình này, bác sĩ sẽ phủ một dung dịch nha khoa lên bề mặt răng để tạo máng nâng khớp. Sau đó, bệnh nhân được yêu cầu cắn chặt để tạo hình máng, với sự hỗ trợ của laser giúp định hình dung dịch và hình thành lớp ngăn cách giữa hai hàm. Phương pháp này giúp điều chỉnh khớp cắn chéo, đồng thời bảo vệ khí cụ chỉnh nha như tránh nguy cơ tuột mắc cài hay bị bung ra.

Sử Dụng Cục Nâng Khớp Cho Răng Cửa

Đối với những người có tình trạng khớp cắn sâu, nha khoa sẽ chỉ kỹ thuật nâng khớp này. Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm trên che phủ một phần hoặc toàn bộ răng hàm dưới, gây khó khăn trong ăn nhai và có thể làm hỏng khí cụ chỉnh nha. 

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ gắn cục nâng khớp (bằng nhựa, cao su, hoặc kim loại) vào mặt sau của răng cửa hoặc răng nanh, giúp răng hàm dưới không bị đẩy lên quá cao. 

Tuy nhiên, đối với niềng răng mắc cài, mấu nâng khớp sẽ được gắn đồng thời cùng mắc cài, còn đối với chỉnh nha bằng máng trong suốt, cục nâng khớp sẽ được gắn vào máng.

Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng3
Dùng hàm nâng khớp là một phương pháp thực hiện nâng khớp cắn

Nâng Khớp Cắn Niềng Răng Mất Bao Lâu?

Thời gian nâng khớp cắn niềng răng có thể kéo dài từ 3 đến 12 tháng, tùy thuộc vào mức độ sai lệch khớp cắn của từng bệnh nhân. 

Việc nâng khớp cắn được tiến hành song song với quá trình niềng răng, giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị mà không kéo dài thêm thời gian tổng thể.

Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng4
Nâng khớp cắn trong niềng răng thường kéo dài từ 3 đến 12 tháng

Nâng Khớp Cắn Niềng Răng Có Đau Không?

Trong những ngày đầu đeo cục nâng khớp cắn, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi ăn nhai. Tuy nhiên quá trình đeo cục nâng khớp lại không hề gây đau đớn như nhiều người tưởng tượng mà vẫn trong khả năng chịu được. Cảm giác cộm và khó chịu sẽ mất dần sau vài ngày làm quen với khí cụ nâng khớp, bệnh sẽ có cảm giác thoải mái và dễ dàng hơn trong ăn uống và giao tiếp. 

Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng5
Nâng khớp cắn trong niềng răng sẽ gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân

Xem thêm: Bí quyết giảm đau hiệu quả khi niềng răng 

Những Lưu Ý Khi Nâng Khớp Cắn Khi Niềng Răng

Nâng khớp cắn là một phần quan trọng trong quá trình niềng răng, và để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng. Dưới đây là các lưu ý chi tiết để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và hiệu quả:

Chọn Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi quyết định nâng khớp cắn, hãy tìm hiểu về các địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
  • Đánh giá từ khách hàng: Tham khảo các đánh giá, nhận xét từ những khách hàng đã từng điều trị tại nha khoa để có cái nhìn thực tế về chất lượng dịch vụ.
  • Trang thiết bị hiện đại: Đảm bảo rằng phòng khám đạt chuẩn nha khoa và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình điều trị.

Chăm Sóc Răng Miệng Đúng Cách

  • Đánh răng đều đặn: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ men răng.
  • Sử dụng tăm nước và chỉ nha khoa: Dùng tăm nước và chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, đặc biệt là xung quanh dụng cụ nâng khớp cắn để tránh mảng bám và vi khuẩn.
  • Nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để giảm nguy cơ viêm nhiễm và giữ hơi thở thơm mát.

Tránh Các Thói Quen Ăn Uống Gây Hại

  • Thức ăn mềm và nhỏ: Ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, nhỏ như cháo, súp, và các món nghiền để giảm áp lực lên răng và dụng cụ nâng khớp cắn.
  • Tránh thức ăn cứng và dai: Hạn chế ăn các loại thức ăn cứng, dai như kẹo cứng, bánh mì giòn, hạt cứng vì chúng có thể làm hỏng hoặc làm lệch dụng cụ nâng khớp.
  • Đồ uống có ga và chứa đường: Tránh tiêu thụ nhiều đồ uống có ga và chứa đường để giảm nguy cơ sâu răng và mảng bám.
Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng6
Nên tìm địa chỉ nha khoa uy tín khi niềng răng

Nha Khoa Vinh An – Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Tại Quận Tân Bình

Nha khoa Vinh An thành lập năm 2004, là điểm đến uy tín cho hơn 22.000 khách hàng trong và ngoài nước. Với hệ thống máy móc hiện đại, phòng khám vô trùng và đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp luôn sẵn lòng đáp ứng nhu cầu điều trị nha khoa của quý khách hàng.

Niềng răng có đau đớn hay khó khăn như lời đồn không nhỉ? Hãy lắng nghe chia sẻ của khách hàng đã trải qua quá trình niềng răng tại Nha Khoa Vinh An

Chị Lý trước đây: có tình trạng răng bị khớp cắn ngược,  khiến chị bị đau khớp thái dương hàm và cảm thấy tự ti khi giao tiếp. 

Sau khi niềng: kết quả ngoài sự mong đợi, bây giờ chị luôn tự tin và rạng rỡ với một dáng vẻ xinh tươi. 

Tham khảo: https://link.springer.com/article/10.1007/s00056-022-00405-7

________________________________

Nha khoa Vinh An 

Kiến tạo hạnh phúc từ nụ cười

Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM

Hotline/Zalo: 0988 571 071

Facebook: https://www.facebook.com/vinhandental

Email: vinhandentalclinic@gmail.com