1800 6359

Siết Răng Khi Niềng Răng Là Gì Và Có Đau Không?

Siết Răng Khi Niềng Là Gì

Siết răng khi niềng là một bước quan trọng trong quá trình chỉnh nha, giúp răng di chuyển đúng hướng và đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng siết răng khi niềng là gì? Và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về quy trình này và tầm quan trọng mà nó mang lại cho kết quả niềng răng của bạn. .

Siết Răng Khi Niềng Là Gì?

Siết răng là một quy trình có vai trò quan trọng quyết định đến thành công của các ca niềng răng chỉnh nha. Cụ thể hơn, đây là quá trình điều chỉnh lực căng trên dây cung và mắc cài để di chuyển răng từ từ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong suốt quá trình niềng răng, các mắc cài và dây cung sẽ tạo ra lực tác động lên răng, giúp chúng di chuyển vào vị trí mong muốn. 

Tuy nhiên, lực tác động vào răng cần được điều chỉnh định kỳ để duy trì hiệu quả và tránh gây tổn thương cho răng và nướu. Đây chính là lý do tại sao đối với người niềng, siết răng thường xuyên là rất quan trọng.

Siết Răng Khi Niềng 1
Siết răng tăng hiệu quả hơn cho quá trình chỉnh nha

Tại Sao Phải Siết Răng Khi Niềng?

Việc siết răng đều đặn là cần thiết để duy trì lực kéo đúng và đảm bảo rằng răng di chuyển theo kế hoạch. Mỗi lần siết răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực căng của dây cung và mắc cài, tạo ra lực mới giúp răng tiếp tục di chuyển. Điều này sẽ giúp răng di chuyển hiệu quả và đảm bảo sự thoải mái, an toàn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân không tuân thủ theo quy trình siết răng, lực kéo có thể giảm dần, làm chậm quá trình di chuyển của răng. Điều này không chỉ kéo dài thời gian điều trị mà còn có thể dẫn đến các vấn đề như lệch khớp cắn, đau nhức nướu,… Để tránh những hậu quả này, bạn cần tuân thủ lịch hẹn siết răng đều đặn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Siết Răng Khi Niềng 2
Cải thiện sức khoẻ răng miệng bằng phương pháp niềng răng

Xem thêm: Niềng Răng Hỏng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa

Bao Lâu Siết Răng Một Lần?

Thông thường, thời gian siết răng thường dao động từ 4-6 tuần một lần. Tuy nhiên, tần suất này có thể thay đổi tùy theo tình trạng răng và giai đoạn niềng răng cụ thể của từng bệnh nhân. Bác sĩ  sẽ dựa vào tốc độ di chuyển của răng và mức độ phức tạp của từng trường hợp để xác định thời gian siết răng phù hợp.

Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sự tiến triển của răng, đánh giá lực kéo hiện tại và điều chỉnh mắc cài, dây cung để đảm bảo răng di chuyển đúng hướng. 

Sau mỗi lần tái khám và siết răng, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn siết răng tiếp theo. Điều này giúp bệnh nhân dễ dàng theo dõi quá và đảm bảo đúng tiến độ của phác đồ điều trị.

Siết Răng Khi Niềng Là Gì 3
Để có kết quả tốt nhất nêm tuân thủ theo lộ trình siết răng của bác sĩ

Quy Trình Siết Răng Khi Niềng

Quy trình siết răng khi niềng là gì? Đó chính là bước quan trọng để đảm bảo răng di chuyển đúng hướng và đạt kết quả như mong muốn. Từ kiểm tra tình trạng răng miệng, tháo và gắn lại dây cung, đến điều chỉnh lực kéo.

Bước 1: Kiểm Tra Tình Trạng Răng Miệng

Trước khi tiến hành siết răng, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng và nướu của bạn. Điều này bao gồm việc xem xét sự di chuyển của răng, đánh giá tình trạng nướu và kiểm tra các mắc cài, dây cung để đảm bảo mọi thứ đều ở tình trạng tốt nhất.

Bước 2: Tháo Dây Chun Từng Mắc Cài

Để chuẩn bị cho việc điều chỉnh, các dây chun sẽ được tháo ra. Dây chun có vai trò giữ chặt dây cung vào mắc cài, và việc tháo dây chun giúp bác sĩ dễ dàng điều chỉnh và kiểm tra răng hơn.

Bước 3: Tháo Dây Cung Và Kiểm Tra Quá Trình Thay Đổi Của Răng

Bác sĩ sẽ tháo dây cung và kiểm tra sự di chuyển của răng kể từ lần siết răng trước. Việc này giúp bác sĩ đánh giá tiến độ điều trị và quyết định mức độ điều chỉnh cần thiết cho lần siết răng tiếp theo.

Bước 4: Siết Răng

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực căng trên dây cung và mắc cài để tạo lực di chuyển răng. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và khéo léo để đảm bảo răng di chuyển đúng hướng và an toàn.

Bước 5: Gắn Lại Dây Cung Và Dây Chun

Cuối cùng, bác sĩ sẽ gắn lại dây cung và dây chun (nếu cần) để duy trì lực kéo mới. Điều này giúp đảm bảo rằng răng tiếp tục di chuyển đều đặn và hiệu quả sau mỗi lần siết răng.

Siết Răng Khi Niềng 4
Cải thiện nụ cười xinh bằng phương pháp niềng răng

Siết Răng Niềng Có Đau Không?

Việc siết răng khi niềng có đau không luôn được khách hàng quan tâm, siết răng có thể gây ra cảm giác đau nhẹ và khó chịu trong 2-3 ngày đầu tiên. Điều này là hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu cho thấy răng đang di chuyển. 

Cảm giác đau thường nhẹ nhàng và có thể kiểm soát được bằng các biện pháp giảm đau đơn giản như chườm lạnh, súc miệng bằng nước muối hay uống thuốc giảm đau,…Tuy nhiên, nếu cảm giác đau kéo dài hoặc quá mức, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời.

Siết Răng Khi Niềng 5
Siết răng khi niềng răng sẽ có cảm giác đau nhẹ

4 Cách Giảm Đau Sau Siết Răng Bạn Nên Biết 

Sau khi siết răng, cảm giác đau có thể là điều không tránh khỏi đối với nhiều người. Tuy nhiên, siết răng khi niềng có đau không? Có rất nhiều biện pháp đơn giản và hiệu quả để giảm bớt cảm giác đau và khó chịu sau quá trình điều trị. 

Chườm Lạnh

Sau mỗi lần siết răng, bạn có thể sử dụng túi chườm đá chuyên dụng hoặc bọc một vài viên đá trong khăn mềm rồi chườm lên vị trí đau ngoài hàm trong vài phút. Hơi lạnh sẽ lập tức làm co các mạch máu, từ đó có thể giúp giảm sưng và đau. Bạn có thể dùng túi đá hoặc khăn ướt lạnh để chườm trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày.

Súc Miệng Bằng Nước Muối

Súc miệng bằng nước muối ấm không chỉ giúp giảm viêm mà còn làm sạch khu vực răng miệng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể pha một muỗng cà phê muối vào ly nước ấm và súc miệng trong khoảng 30 giây , vào khoảng 2-3 lần mỗi ngày.

Ăn Thức Ăn Mềm, Dễ Nuốt

Sau khi siết răng, bạn nên tránh các thức ăn cứng, dai và chọn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, sinh tố, sữa chua để giảm áp lực lên răng và nướu. Trong thời gian này, nếu ăn đồ cứng, dai, giòn, tình trạng đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Dùng Gel Bôi Tê

Sử dụng gel bôi tê theo hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp giảm đau tại chỗ. Gel bôi tê có tác dụng làm tê vùng niêm mạc miệng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi siết răng.

Siết Răng Khi Niềng 6
Chườm lạnh sau khi siết răng để giảm đau

Nha Khoa Vinh An – Kiến Tạo Hạnh Phúc Từ Nụ Cười

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín để tư vấn và thực hiện niềng răng, Nha Khoa Vinh An chính là địa chỉ niềng răng lý tưởng dành cho bạn. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp 20 năm kinh nghiệm,  hệ thống máy móc hiện đại, phòng khám vô trùng và đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp luôn sẵn lòng đáp ứng nhu cầu điều trị nha khoa của quý khách hàng.

Cùng lắng nghe chia sẻ từ khách hàng sau niềng răng tại Nha Khoa Vinh An:

Trước khi niềng: Chị Linh từng gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp do tình trạng răng khấp khểnh. Điều này không chỉ làm chị thiếu tự tin khi trò chuyện với mọi người xung quanh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. 

Sau khi niềng răng: chị Linh đã cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn trước. Chị chia sẻ rằng, đội ngũ nhân viên và bác sĩ tại phòng khám rất tận tâm và chuyên nghiệp, giúp chị có được trải nghiệm rất tuyệt vời.

Tham khảo: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0022391302002585

_______________________________________________

Nha khoa Vinh An 

Kiến tạo hạnh phúc từ nụ cười

Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM

Hotline/Zalo: 0988 571 071

Facebook: https://www.facebook.com/vinhandental

Email: vinhandentalclinic@gmail.com