Dấu Hiệu Bé Mọc Răng Hàm ?

Bé Mọc Răng Hàm

Phụ huynh: Thưa bác sĩ, con tôi đang mọc răng hàm và cháu thường xuyên quấy khóc, thậm chí bỏ ăn. Làm thế nào để giúp con giảm bớt khó chịu và tiếp tục ăn uống bình thường?

Bác sĩ giải đáp: Việc bé quấy khóc và bỏ ăn khi mọc răng hàm là hiện tượng rất phổ biến do cảm giác đau và khó chịu ở nướu. Dưới đây là toàn bộ quá trình bé mọc răng hàm cũng như cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này, phụ huynh có thể tham khảo nhé!

Trình Tự Mọc Răng Của Bé

Trong quá trình phát triển răng của trẻ, thông thường khi bước sang tháng thứ 6, chiếc răng đầu tiên bắt đầu nhú lên. Trong 12 tháng đầu đời, bé thường có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi bé 2 tuổi có tổng cộng 20 chiếc răng sữa, được phân bố đều trên hàm trên và dưới. Tuy nhiên, thứ tự và thời gian mọc răng có thể khác nhau đối với từng bé, phụ thuộc nhiều yếu tố như di truyền, chất dinh dưỡng,… 

Răng hàm đầu tiên thường mọc từ 13 đến 19 tháng đối với hàm trên và từ 14 đến 18 tháng đối với hàm dưới. Răng hàm thứ hai thường mọc từ 25 đến 33 tháng đối với hàm trên và từ 23 đến 31 tháng đối với hàm dưới. 

Những chiếc răng hàm này là răng sữa và sẽ tồn tại cho đến khi bé khoảng 6 tuổi. Sau đó, các răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần để chuẩn bị cho quá trình thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Bé Mọc Răng Hàm 1
Thứ tự và thời gian mọc răng có thể khác nhau đối với từng bé

Xem thêm: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BÉ MỌC RĂNG

Dấu Hiệu Trẻ Mọc Răng Hàm

Khi bé bắt đầu mọc răng hàm, bé sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt như thường xuyên quấy khóc, sốt hay biếng ăn,… Việc nhận biết sớm các dấu hiệu mọc răng không chỉ giúp bố mẹ giảm bớt sự lo lắng và có biện pháp chăm sóc bé đúng cách. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ mọc răng hàm mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.

  • Chảy nước miếng nhiều: Khi mọc răng, nước miếng sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường vì quá trình nhú răng của bé xâm nhập vào lớp nướu mềm kèm theo việc nhai nhổ sẽ kích thích tuyến nước miếng hoạt động mạnh hơn, vì thế Bé có thể chảy nước miếng liên tục trong giai đoạn này. 
  • Cắn và nhai đồ vật: Bé có xu hướng nhai đồ vật để giảm ngứa nướu, vì Khi răng bắt đầu nhú lên qua lợi, nó tạo ra áp lực lên mô lợi. Áp lực này có thể gây ra cảm giác ngứa và khó chịu. Việc cắn đồ vật  giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.  . 
  • Quấy khóc và khó chịu: Khi mọc răng, bé có thể ăn ít hơn hoặc không muốn ăn do đau lợi. Ngoài ra, giấc ngủ của con cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng quấy khóc nhiều hơn do mệt mỏi và khó chịu.
  • Sưng và đỏ nướu: Nướu của bé bắt đầu sưng và đỏ khi răng mới đang ló ra. Đây là dấu hiệu rõ ràng của quá trình mọc răng.
  • Biếng ăn hoặc ăn ít hơn: Cảm giác không thoải mái trong miệng do răng mới mọc có thể làm bé biếng ăn. Bé có thể từ chối bú sữa hoặc ăn ít hơn thường ngày.
Bé Mọc Răng Hàm2
Nướu của bé bắt đầu sưng và đỏ khi răng mới đang ló ra

Cách Chăm Sóc Trẻ Khi Mọc Răng Hàm

Chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng hàm đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan tâm đặc biệt từ phụ huynh. Dưới đây là một số cách giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này:

  • Giảm đau và ngứa nướu: Mẹ có thể dùng ngón tay sạch hoặc khăn lạnh để massage nướu cho bé dễ chịu. Ngoài ra, các đồ chơi mềm cũng có thể giúp con giảm ngứa hiệu quả. 
  • Giữ vệ sinh răng miệng: Khăn mềm hoặc bàn chải răng dành riêng cho con cũng là một trong những lựa chọn hoàn hảo để vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé. Đảm bảo rằng bé luôn có miệng sạch là điều cần thiết để tránh nhiễm trùng.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và tránh những đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này giúp bé ăn uống dễ dàng hơn trong giai đoạn mọc răng.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ: Phụ huynh cũng có thể dùng gel bôi nướu dành riêng cho trẻ mọc răng để giảm tình trạng khó chịu và đau cho bé trong giai đoạn này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
  • Theo dõi sức khỏe: Nếu bé có dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Điều này đảm bảo rằng bé không gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến mọc răng.

Lời khuyên từ chuyên gia: Chăm sóc bé mọc răng hàm là một quá trình đòi hỏi sự chú ý và kiên nhẫn từ phụ huynh. Hiểu rõ trình tự mọc răng, nhận biết dấu hiệu và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp sẽ giúp bé vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia nha khoa để được tư vấn và hỗ trợ.

Bé Mọc Răng Hàm3
Mẹ có thể dùng ngón tay sạch để massage nướu cho bé dễ chịu

________________________________

Nha khoa Vinh An 

Kiến tạo hạnh phúc từ nụ cười

Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM

Hotline/Zalo: 0988 571 071

Facebook: https://www.facebook.com/vinhandental

Email: vinhandentalclinic@gmail.com

Tham khảo: http://lib.yhn.edu.vn/bitstream/YHN/13699/1/yennh4094.pdf