Chân răng bị chảy máu là do nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao? Chảy máu là chân răng là 1 trong những bệnh lý răng miệng thường xảy ra nhất ở mọi đối tượng. Khi bạn bị chảy máu răng sẽ báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm mà bạn không thể làm lơ được. Nguyên nhân chân răng bị chảy máu, cách trị chảy máu chân răng và cần bổ sung thức ăn gì cho chữa chảy máu răng. Tất cả thông tin sẽ được chia sẻ trong bài viết này cùng xem nhé
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1 Chảy máu chân răng có phải là bệnh?
- 2 Nguyên nhân chảy máu chân răng là do đâu?
- 2.1 Nguyên nhân tại chỗ
- 2.2 Chảy máu chân răng do bệnh viêm nướu
- 2.3 Chảy máu chân răng do ảnh hưởng của thuốc:
- 2.4 Chảy máu chân răng do sử dụng bàn chải cứng:
- 2.5 Chảy máu chân răng do chỉ nha khoa:
- 2.6 Thói quen vệ sinh răng miệng:
- 2.7 Nguyên nhân toàn thân
- 2.8 Chế độ dinh dưỡng:
- 2.9 Tình trạng căng thẳng:
- 2.10 Hút thuốc lá:
- 2.11 Thiếu Vitamin K:
- 3 Chảy máu chân răng thiếu chất gì?
- 4 Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
- 5 Phải làm gì khi chảy máu chân răng?
- 6 Cách trị chảy máu chân răng hiệu quả nhất tại nhà
- 7 Tổng Kết
Chảy máu chân răng có phải là bệnh?
Hiện tượng chảy máu chân răng báo hiệu sức khỏe răng miệng của bạn, khi bạn không biết cách vệ sinh đúng, các mảng bám vào chân răng tạo điều kiện thích hợp cho nhiều vi khuẩn tăng trưởng và phát triển, gây ra các bệnh viêm lợi, viêm nha chu…đây là biểu hiện đầu tiên của tình trạng chảy máu ở chân răng
Chảy máu vùng chân răng là bệnh về răng miệng, được gọi chung là chảy máu lợi. Bệnh này xuất hiện nhiều và phổ biến ở mọi đối tượng. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài sẽ gây ra thêm nhiều bệnh răng miệng khác nặng hơn, bạn cần biết cách điều trị cũng như biết cách phòng ngừa để có hàm răng chắc và khỏe mạnh
Nguyên nhân chảy máu chân răng là do đâu?
Bệnh chảy máu chân răng là biểu hiện cho một số những căn bệnh răng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn không ngăn ngừa thậm chí chữa trị sớm sẽ dẫn đến những tình trạng bệnh nghiệm trọng hơn.
Nguyên nhân tại chỗ
Những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chảy máu chân răng là do thói quen hút thuốc lá, cơ thể bạn quá căng thẳng, sự thay đổi nội tiết tố nữ ..ăn uống thiếu chất, vệ sinh răng miệng không đúng ngay ra bệnh này
Chảy máu chân răng do bệnh viêm nướu
Chảy máu ở nơi chân răng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm nướu. Các mảng bám trên răng tại đường viền không được vệ sinh kỹ hay sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi cho sạch, làm vi khuẩn phát triển dẫn đến các triệu chứng viêm nướu. Nướu sẽ đau nhức, sưng, bị chảy máu khi bạn đánh răng hay cùng chỉ nha khoa làm sạch răng.
Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh hay chảy máu vùng chân răng. Việc vệ sinh răng miệng không kỹ càng, không sử dụng chỉ nha khoa làm sạch bề mặt răng. Khiến lượng thức ăn thừa bám vào kẽ răng, kích thích lợi làm cho chân răng bị chảy máu.
Bên cạnh đó, nếu như bạn cao mặt răng không sạch hoặc có quá nhiều cao răng bám vào. Viêm lợi càng nặng, việc chân răng bị chảy máu sẽ diễn ra càng nhiều.
Viêm lợi phải được thăm khám thường xuyên, để ngăn chặn những biến chứng nặng hơn về sau.
Các bệnh lý của răng:
Trường hợp gây ra chân răng bị chảy máu nhiều nhất thuộc về những ai đang có các bệnh lý về răng miệng. Răng bị sâu, gây ra tình trạng đau nhức, khi ăn thức ăn đọng lại lỗ sâu sẽ gây nên viêm lợi kẽ răng.
Với những chân răng đã bị viêm lợi sẽ rất dễ bị nhiễm trùng chân răng, điều này khiến chân răng dễ bị sưng lợi kèm theo việc chảy máu. Mặt khác, khi răng bạn bị đau buốt, khi ăn bạn nên tránh nhai phía răng đau để làm giảm tác động lên răng.
Việc này, sẽ gián tiếp làm cho cao răng dễ bám vào răng hơn khi đó, răng miệng dễ bị viêm lợi và chảy máu chân răng nhiều hơn.
Vùng chân răng bị viêm lợi rất dễ dẫn tới chân răng bị chảy máu
Các bệnh lý của vùng quanh răng:
Như đã nói, viêm lợi nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ trực tiếp gây tổn thương vùng quanh răng hay mô nha (còn gọi là viêm nha chu). Khi đó phần lợi sẽ chảy máu nhiều hơn và thậm chí kéo dài thời gian hơn làm bạn phải chịu nhiều đau đớn.
Nếu gặp phải tình trạng này thì hậu quả khá nghiêm trọng. Bắt buộc bạn phải điều trị thật sớm. Khi viêm lợi nặng hơn, nếu điều trị vùng quanh răng sẽ không hề dễ dàng phục hồi lại như cũ được.
Nó không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng mà nặng hơn là khiến quá trình sinh hoạt của bạn gặp phải nhiều khó khăn.
Răng mọc lệch, khấp khểnh:
Việc răng bị mọc lệch, khấp khểnh nhiều người cảm thấy đó không phải là vấn đề quá lớn đáng lo ngại. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những nguyên nhân tìm ẩn căn bệnh về chảy máu chân răng.
Răng bị lệch, khấp khểnh không chỉ khiến bạn kiếm tự tin trong giao tiếp. Hơn hết khi vệ sinh răng miệng cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Thức ăn khi bám vào răng rất khó để lấy ra.
Việc vệ sinh không cẩn thận có thể khiến răng dễ viêm và phát sinh thêm việc chảy máu lợi. Cho nên, bạn không được xem thường việc răng mọc lệch một cách đơn giản. Nếu có điều kiện kinh tế bạn nên tiến hành nghiền răng càng sớm càng tốt.
Việc nghiền răng không chỉ giúp bạn có nụ cười sáng, với hàm răng đều. Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều trong quá trình giao tiếp với xã hội. Bên cạnh đó, khi răng được niềng việc nhai nuốt và vệ sinh răng miệng sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
Răng mọc lệch, khấp khểnh sẽ khiến bạn khó khăn trong việc đánh răng
Chấn thương lợi:
Việc tạo nên chấn thương lợi do chà sát với lực mạnh hay va đập vào lợi sẽ khiến việc chảy máu chân răng khi đánh răng xảy ra thường xuyên. Do đó, bạn nên đánh răng nhẹ nhàng, chải răng từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới đúng như trình tự.
Bạn cũng nên ưu tiên dùng những loại bàn chải có phần lông chải mềm. Song song đó, bạn nên dùng chỉ tơ nha khoa vừa phải không quá mạnh. Mọi tác động về lực đến răng lợi đều có thể vô tình dẫn đến những tổn thương nhất định.
Cho nên bạn nên cẩn trọng khi vệ sinh răng miệng để tránh những tổn thương không đáng có bạn nhé!
Tham khảo: Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu
Chảy máu chân răng do ảnh hưởng của thuốc:
Có những loại thước khi dùng sẽ làm chảy máu ở chân răng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
Chảy máu chân răng do sử dụng bàn chải cứng:
Không phải dùng bàn chải lông cứng là có thể làm sạch răng, khi chọn mua bàn chải đánh răng miệng nên ưu tiên chọn bàn chải có lông mềm, khi đánh răng không nên dùng lực, hãy chải nhẹ nhàng, không được đánh theo chiều ngang sẽ làm mòn răng
Chảy máu chân răng do chỉ nha khoa:
Thói quen sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn uống không gây ra bệnh chảy máu răng mà chính là cách sử dụng chỉ nha khoa không đúng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu răng
Xem thêm: Cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách
Thói quen vệ sinh răng miệng:
Đánh răng dùng lực quá mạnh hay vệ sinh răng miệng qua loa đều là nguyên nhân gây ra bệnh này
Nguyên nhân toàn thân
Đôi khi bệnh chân răng bị chảy máu xảy ra không bắt nguồn từ các bệnh lý về răng. Khả năng cao từ 30 đến 40% còn lại là do vấn đề sức khỏe toàn thân của bạn.
Nếu tự nhiên chảy máu chân răng mà không rõ lý do, trong khi sức khỏe răng miệng vẫn ổn định. Bạn nên dành thời gian khám sức khỏe và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Vì rất có thể đây chính là những biểu hiện cho việc sức khỏe bên trong bạn đang có vấn đề không ổn.
Chế độ dinh dưỡng:
Khi ăn quá nhiều những loại thực phẩm có độ cứng cao, răng cần sử dụng nhiều lực nhai nhuyễn thức ăn điều đó sẽ gây ra những tổn thương cho lợi.
Cho nên, bạn nên hạn chế sử dụng ăn những loại thức ăn khô cứng, không phù hợp với hệ tiêu hóa và sức khỏe răng miệng thường xuyên.
Bên cạnh đó, khi ăn cũng nên lựa chọn một số món ăn có độ mềm và nhai kỹ trước khi ăn. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh thiếu chất, đặc biệt là thiếu vitamin C.
Ăn uống không đủ chất, thiếu protein và vitamin C cũng là nguyên nhân phổ biến làm chảy máu vùng chân răng
Tình trạng căng thẳng:
Bạn lo lắng liên tục sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, một khi hệ miễn dịch yếu sẽ dễ mắc bệnh răng miệng, thức khuya lo nghĩ nhiều gây đau đầu chảy máu nơi chân răng
Hút thuốc lá:
Bạn có thói quen hút thuốc là , răng sẽ bám nhiều vi khuẩn , trong thuốc lá có nhiều thành phần gây hại làm bạn dễ bị mắc các bệnh về nướu lợi
Thiếu Vitamin K:
Nếu bạn hay bị chảy máu chân răng nhiều, điều đó chứng tỏ bạn đang thiếu hụt vitamin K. Vitamin K là một trong những chất rất cần thiết cho cơ thể để thực hiện quá trình đông máu. Do đó, khi bị thiếu hụt vitamin K, sẽ dễ gây ra tình trạng có thể chảy máu bất kỳ nơi nào trong cơ thể, nhất là phần lợi.
Vitamin K hầu hết do các vi khuẩn có lợi đường ruột sản sinh ra. Vì vậy, nếu bạn dùng kháng sinh trong suốt thời gian dài sẽ gây ra cảm giác suy giảm các vi khuẩn có lợi dẫn đến thiếu hụt Vitamin K. Loại vitamin này tự sinh và có khả năng gia tăng nguy cơ chảy máu cao.
Thay đổi nội tiết tố nữ:
Hiện tượng chân răng bị chảy máu xảy ra cũng có thể đo lượng nội tiết tố suy giảm. Với những người phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ mang thai hay trẻ em mới dậy thì… Việc thiếu hụt và thay đổi nội tiết tố rất dễ xảy ra.
Ở độ tuổi dậy thì, trong quá trình mang thai, giai đoạn mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai,..trong giai đoạn này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới lợi gây chảy máu vùng chân răng.
Kế cả nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai thì chân răng bị chảy máu cũng là điều khá phổ biến. Cơ bản việc thay đổi nội tiết tố sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu lợi được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay.
Dùng thuốc chữa bệnh:
Với những người phải sử dụng thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng mãn tính để chữa bệnh cũng sẽ rất dễ bị chảy máu lợi. Một số loại thuốc đó có thể nhắc đến như, thuốc cho người bị đau tim đột quỵ, thuốc chống động kinh…
Bệnh lý về gan:
Theo nghiên cứu khoa học, gan có chức năng làm đông máu và đảm nhận những chức năng quan trọng trong cơ thể con người. Những căn bệnh liên quan đến gan sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy khác nhau, một trong số đó là chân răng bị chảy máu.
Hiện nay, chứng viêm lợi đã được coi là một trong những biên chứng liên quan bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường do viêm lợi gây ra sẽ khó kiểm soát hơn so với bình thường. Bên cạnh đó tiểu đường cũng dẫn đến những biến chứng trầm trọng hơn việc viêm lợi và tổn thương những vùng xung quanh.
Bệnh lý về gan cũng có khả năng gây tổn thương ở chân răng
Một số bệnh gây rối loạn đông máu:
Chảy máu chân răng không cầm được có thể do rối loạn máu đông gây nên. Khi gặp phải căn bệnh máu đông, sốt xuất huyết do giảm tiểu cầu cũng sẽ gây ra nguyên nhân chân răng bị chảy máu. Những ai mắc phải bệnh lý này nên cẩn trọng quá trình ăn uống và nên đi nha sĩ thường xuyên để kiểm tra kết quả.
Một số bệnh ung thư:
Ngoài những nguyên nhân kể trên, răng chảy máu thường xuyên còn phụ thuộc vào những nguyên nhân sau: Hút thuốc lá, căng thẳng mệt mỏi công việc hay bệnh HIV. Kể cả những ai có ai bị mắc bệnh ung thư cũng có nguy cơ chân răng bị chảy máu
Chảy máu chân răng thiếu chất gì?
Bệnh chảy máu chân răng ngoài các nguyên nhân trên còn có nguyên nhân khác là cơ thể bạn thiếu chất vitamin C, người thiếu vitamin C khi bị thương, vết thương lâu lành sẽ dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu vùng chân răng).
Bưởi chứa nhiều vitamin C:
Ăn 2 quả bưởi 1 ngày trong vòng 15 ngày sẽ giúp tăng lượng vitamin C trong máu, giảm hiện tượng chảy máu ở chỗ chân răng
Xoài chữa trị cho ai bị chảy máu chỗ chân răng:
Dùng sinh tố trái cây, nước ép được chế biến từ xoài giúp tăng cường vitamin C cho cơ thể, cải thiện tình trạng chảy máu nơi chân răng, nên dùng xoài gần chín sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn
Nước trà xanh mật ong:
Trà xanh giúp sát khuẩn, chống viêm, mật ong ngăn chặn được nhiều bệnh lý về răng miệng, dùng nước trà xanh mật ong để điều trị chảy máu vùng chân răng rất tốt.
Các loại rau củ quả tươi:
Các loại rau củ quả tươi sẽ giúp quá trình tuần hoàn máu tốt, hạn chế chảy máu ở chân răng rất tốt, trong bữa ăn nên dùng rau xanh ăn kèm.
Bổ sung rau củ quả để tăng Vitamin C cho cơ thể
Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng có nguy hiểm không ? Chân răng bị chảy máu là một trong những tình trạng phổ biến mà rất nhiều người hiện nay mắc phải. Nó được xem là một trong bệnh lý răng miệng thông thường.
Tuy nhiên, thường xuyên chảy máu chân răng tiềm ẩn rất nhiều những căn bệnh khác. Thế nên, khi tình trạng chân răng bị chảy máu thường xuyên xảy ra bạn nên chữa trị sớm để tránh xảy ra những vấn đề răng miệng trầm trọng.
Phải làm gì khi chảy máu chân răng?
Cách trị chảy máu chân răng hiệu quả bạn chỉ cần làm đúng những thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày. Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng bạn cần tuân theo:
Muốn trị chảy máu chân răng phải luôn giữ vệ sinh răng miệng là điều tất yếu, đánh răng nhẹ nhàng kết hợp dùng chỉ nha khoa đúng cách.
Bạn nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên.
Thời gian đánh răng trung bình là 3 đến 5 phút, mỗi ngày ít nhất phải đánh răng 2 lần.
Súc miệng bằng nước muối nhạt thường xuyên kèm theo đó là chế độ ăn uống khoa học cân bằng lượng protein và chất xơ, vitamin cần thiết.
Chữa bệnh chảy máu chân răng bằng cần hạn chế dùng chất độc hại như thuốc lá, cà phê, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Tránh dùng thuốc kháng sinh tối đa.
Nên lấy cao răng ít nhất là 1 lần trong khoảng thời gian mang thai.
Thường xuyên đến nha sĩ để khám sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh đó, cách chữa chảy máu chân răng tuân thủ các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định để cải thiện tình trạng bệnh.
Tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng chân răng bị chảy máu
Cách trị chảy máu chân răng hiệu quả nhất tại nhà
Cách điều trị chảy máu chân răng có nhiều giải pháp trong đó phương pháp đầu tiên nên làm là vệ sinh răng miệng và cạo vôi răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách:
Chữa chảy máu chân răng bằng cách vệ sinh răng miệng. Chải răng sạch là điều vô cùng cần thiết. Chải răng 2 lần mỗi ngày trước khi ngủ và sáng ra sau khi thức dậy, dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng P/S hay kem đánh răng dược liệu, không được chải răng qua loa, đánh răng nhẹ nhàng
Thay đổi chế độ ăn uống:
Ăn nhiều trái cây có chứa vitamin C như cam, chanh, táo, cà rốt..dùng nhiều rau củ làm giảm hiện tượng chảy máu chỗ chân răng hiệu quả. Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, bỏ thói quen hút thuốc lá
Sử dụng thuốc điều trị:
Sử dụng thuốc kháng sinh, uống thuốc theo liều bác sĩ hướng dẫn
Lấy cao răng:
Lấy cao răng định kỳ 6 tháng / lần, nếu bệnh chảy máu vùng chân răng kéo dài thì cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị
Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng:
- Dùng bàn chải có lông mềm, dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loạt bỏ mảng bám giảm chảy máu răng
- Không dùng tăm xỉa răng thay vào đó là dùng chỉ nha khoa
- Dùng kem đánh răng thảo dược bảo vệ răng và nướu, phòng tránh các bệnh về răng miệng
Tổng Kết
Chảy máu chân răng là do đâu, do thiếu chất gì? Cách điều trị chân răng bị chảy máu tại nhà hiệu quả? Hy vọng với tin tức này sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức bổ ích khi tìm phương pháp hữu ích trị bệnh chảy máu ở chân răng thật hiệu quả
Khi gặp các vấn đề về răng miệng hãy đến ngay các phòng khám nha khoa uy tín để các Bác sỹ có thể kiểm tra và đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất.
Nha khoa Vinh An – 438 Hoàng Văn Thụ, Tân Bình với đội ngũ Bác sỹ hơn 20 năm kinh nghiệm, cơ sở vật chất và máy móc trang thiết bị hiện đại, đã thực hiện hàng ngàn ca phục hình răng, điều trị răng như trồng răng sứ, cắm ghép răng Implant, trồng răng implant, niềng răng, chỉnh nha, cấy ghép răng, chữa trị bệnh lý răng miệng,..cùng nhiều dịch vụ khác chuyên về răng, với tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối.
Hãy liên hệ ngay với Vinh An để được tư vấn về nha khoa, đặt lịch hẹn và điều trị răng miệng tốt nhất, giúp bạn có nụ cười thật đẹp với hàm răm thẩm mỹ:
NHA KHOA VINH AN – HẠNH PHÚC TỪ NỤ CƯỜI
- Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 1800 6359 – Zalo/ Di động: 0988 571 071 (ngoài giờ)
- Email: cskh.vinhan@gmail.com
- Fan page: www.facebook.com/nhakhoavinhan