Răng Cấm Là Gì? Có Nên Nhổ Răng Cấm Không?

Răng Cấm Là Răng Nào? Nhổ Răng Cấm Có Nguy Hiểm Không?

Mỗi người trưởng thành sẽ có 8 răng cấm chia đều cho hai hàm, mỗi hàm có 4 răng cấm. Những chiếc răng này có mặt nhai rộng, nhiều múi và hố rãnh, thân răng phình to. Răng cấm có vai trò rất quan trọng trong chức năng ăn nhai. Vậy có nên nhổ răng cấm không? Đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, việc nhổ răng cấm thường là chỉ định cuối cùng của bác sĩ trong trường hợp không thể bảo tồn được nữa.

Răng cấm nằm ở vị trí nào?

Răng cấm thuộc nhóm răng hàm, là răng số 6 và số 7 trong cung răng tính từ ngoài và trong, hay còn gọi là răng cối lớn số 1 và số 2. Răng cấm thường mọc trong độ tuổi từ 6-8 tuổi và không bao giờ thay răng. Nếu vì một lý do nào đó mà chiếc răng này bị mất đi thì chúng sẽ vĩnh viễn không mọc lại nữa.

Xem thêm: Răng Số 6 Là Răng Nào? Có Nên Nhổ Răng Số 6?

nhổ răng cấm

Nhổ răng cấm bị sâu có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng cấm bị sâu có thể gây bầm tím, sưng tấy, đau đớn và cần một thời gian để lành hoàn toàn. Một số người có thể cần cắt nướu và khâu vết thương để điều trị. Chỉ khâu sẽ tự tiêu hoặc nha sĩ sẽ tháo chỉ sau 1 tuần. Quá trình hồi phục sau khi nhổ răng sâu thường diễn ra từ từ.

nhổ răng cấm

Quy trình nhổ răng cấm bị sâu

Nhổ răng phẫu thuật là một trong những thủ thuật phẫu thuật răng miệng phổ biến có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Nhổ răng thông thường được thực hiện với trường hợp răng nằm trên mép nướu và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi đó bác sĩ có thể dễ dàng nhổ chiếc răng đó ra bằng một chiếc kìm chuyên dụng. Tuy nhiên, đối với những chiếc răng chưa mọc hết, chưa lộ ra ngoài, thì bác sĩ cần loại bỏ mô nướu hoặc phần xương xung quanh răng trước khi nhổ răng cấm. Khi đó gọi là nhổ răng phẫu thuật. Sau khi nhổ xong, để răng và khu vực xung quanh có thể nhanh chóng liền thì bác sĩ sẽ khâu các vết thương do vết mổ gây ra và kê một số loại thuốc giảm đau.

nhổ răng cấm

1. Thăm khám trước khi phẫu thuật

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe răng hiện tại của bạn, tiến hành chụp phim X – Quang để xác định chiều dài, hình dạng, vị trí các răng và xương xung quanh. Từ đó, bác sĩ ước tính được mức độ khó của tiểu phẫu và có hướng nhổ răng hợp lí nhất.

2. Thực hiện phẫu thuật

  • Vệ sinh răng miệng: Bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sử dụng nước súc miệng chứa florua để làm sạch các vi khuẩn ẩn bên trong kẽ răng. Nhằm tránh trường hợp viêm nhiễm khi nhổ răng.
  • Gây tê: Để giảm cảm giác đau trong quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn tại vị trí nhổ răng. Trước khi gây tê, bác sĩ sẽ bôi tê lên vùng cần tiêm. Nên khi chích kim để tiêm thuốc tê vào miệng bệnh nhân cũng không gây cảm giác đau. Sau khi thuốc tê ngấm vào, bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy bình thường trong suốt quá trình nhổ răng.
  • Tiến hành phẫu thuật: Bác sĩ chuyên khoa sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tiến hành cắt nướu, rạch xương vùng xung quanh răng cần nhổ rồi mới tiến hành loại bỏ răng. Sau khi răng cấm bị sâu được lấy hết cả thân và chân răng ra thì vết thương sẽ được may lại bằng chỉ nha khoa.

3. Chăm sóc sau phẫu thuật

  • Cắn chặt miếng gạc trong khoảng 30 phút sau khi nhổ răng cấm để cầm máu.
  • Tiếp theo chườm đá lạnh để giảm sưng trong khoảng 10 đến 15 phút.
  • Sau đó, súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối nhạt sau 24h.
  • Cuối cùng, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Có nên nhổ răng cấm không? Có nguy hiểm không?

Nhổ răng sâu nói chung và nhổ răng cấm bị sâu nói riêng là một thủ tục đơn giản, phổ biến, được thực hiện bởi bác sĩ tại phòng khám nha khoa. Thông thường nhổ răng sâu là một thủ tục đơn giản và ít có nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên đôi khi nhổ răng cấm bị sâu có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

1. Xuất hiện ổ răng khô

Sau khi bác sĩ nhổ răng cấm bị sâu, bạn sẽ thấy trong miệng hình thành cục máu đông tại vị trí răng bị nhổ. Cục máu đông này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ xương và đầu dây thần kinh trong ổ răng rỗng.

Bạn sẽ gặp phải tình trạng ổ răng khô khi cục máu đông bị bong ra, tan ra hoặc có nhiều trường hợp cục máu đông không hình thành một cách hoàn chỉnh. Tình trạng này khiến các dây thần kinh, xương bị lộ ra và dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng ổ răng khô cũng khiến khách hàng bị đau dữ dội ở miệng và vùng mặt, tình trạng này cần được bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

nhổ răng cấm

2. Nhiễm trùng lan rộng

Nhổ răng cấm bị sâu thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nếu người bệnh không vệ sinh răng miệng phù hợp, vi khuẩn có thể tích tụ trong ổ xương răng. Các chất độc do vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu, lan truyền khắp miệng và các phần còn lại của cơ thể. Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tim, tiểu đường.

nhổ răng cấm

3. Tổn thương đến dây thần kinh

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên nhổ răng hàm bị sâu có thể dẫn đến tình trạng tổn thương các dây thần kinh. Điều này có thể gây đau đớn, cảm giác ngứa răng nướu và tê ở lưỡi, môi dưới, cằm.
Chấn thương dây thần kinh có thể gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Các chấn thương này chỉ gây ảnh hưởng đến cảm giác. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

nhổ răng cấm

4. Bị dị cảm

Dị cảm là một biến chứng khi cần gây mê toàn thân để nhổ răng cấm bị sâu. Dị cảm có thể dẫn đến một số rủi ro liên quan khác, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

nhổ răng cấm

Nhổ răng cấm bao lâu thì lành?

Quá trình hồi phục sau khi nhổ răng sâu thường diễn ra từ từ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tình trạng được cải thiện mỗi ngày. Quá trình lành lại sau khi nhổ răng như sau:

  • 24 giờ đầu: cục máu đông sẽ hình thành
  • 2 – 3 ngày : tình trạng sưng má và miệng sẽ được cải thiện
  • 7 – 10 ngày: Các cơn đau hoặc cứng khớp sẽ được cải thiện
  • Sau 2 tuần: các dấu hiệu sâu răng và sau khi nhổ răng sẽ hồi phục hoàn toàn.

Nhổ răng cấm có đau không?

Nhổ răng cấm là tình trạng răng bị sâu, răng mọc lệch và chèn ép gây ra các đau nhức khó chịu cho người bệnh. Với các trường hợp trên thì bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh gây ra những điều không mong muốn. Nhổ răng cấm bị sâu hoàn toàn không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng quy trình bởi các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm.

nhổ răng cấm

Những lưu ý sau khi nhổ răng cấm

Nên làm gì?

  • Nhẹ nhàng thực hiện mở và đóng miệng để cải thiện vận động của cơ hàm
  • Ăn thức ăn mềm như mì ống, cơm hoặc súp
  • Uống nhiều nước
  • Đánh răng từ ngày thứ hai sau khi nhổ răng, lưu ý không chải vào khu vực răng bị nhổ
  • Uống các loại thuốc giảm đau hoặc sưng theo hướng dẫn của nha sĩ
  • Đến phòng khám hoặc liên hệ với nha sĩ nếu bị sốt hoặc khi cơn đau răng trở nên nghiêm trọng

Không nên làm gì?

  • Không hút thuốc, nó sẽ làm chậm quá trình lành vết thương
  • Không ăn các loại thức ăn quá cứng
  • Không súc miệng quá mạnh

Nha khoa Vinh An – Địa chỉ nhổ răng cấm bị sâu an toàn, không đau, nhanh chóng

Nếu bạn muốn nhổ răng an toàn, không đau, nhanh chóng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hãy đến Nha Khoa Vinh An để được bác sĩ tư vấn và điều trị tổng quát. Nha khoa Vinh An với sứ mệnh mang “Hạnh phúc từ nụ cười” đến khách hàng, với 18 năm với phương châm: “Cam kết – Tận tâm – Xuất sắc”. Chúng tôi không ngừng cải tiến, cập nhật những kỹ thuật chuyên môn mới nhất. Để mang đến trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ chăm sóc răng miệng và hướng đến kiến tạo nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc bền lâu.

Răng Cấm Là Răng Nào? Nhổ Răng Cấm Có Nguy Hiểm Không?

——————

Trung Tâm Implant Chuyên Sâu Vinh An

Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM

Hotline: 1800 6359

Zalo/ Di động: 0988 571 071 (Ngoài giờ)

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavinhan

Email: cskh.vinhan@gmail.com