Răng sâu nặng (Sâu đến tuỷ răng) là mức độ sâu răng cấp độ 3 được cảnh báo là nguy hiểm đến sức khoẻ nhất. Lúc này răng đã bị vi khuẩn ăn sâu vào tận đáy chân răng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm tuỷ răng. Khi răng của bạn đã bị sâu đến mức độ nghiêm trọng này, bạn cần phải đến nha khoa để xử lý kịp thời.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1 Những giai đoạn của sâu răng nặng
- 2 Các giai đoạn của sâu răng và liệu trị phù hợp
- 3 Sâu răng nặng gây hậu quả như thế nào?
- 4 Cách điều trị tình trạng sâu răng nặng
- 5 Biện pháp phòng ngừa sâu răng nặng
- 6 Những dấu hiệu nhận biết răng sâu nặng
- 7 Nguyên nhân gây sâu răng
- 8 Địa điểm điều trị sâu răng nặng uy tín TP.HCM
Những giai đoạn của sâu răng nặng
Sâu răng phát triển qua các giai đoạn, tương ứng với một mức độ sâu răng khác nhau. Biểu hiện, tình trạng sâu răng ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Nếu ở giai đoạn đầu xuất hiện tình trạng sâu răng, bạn cần phải điều trị sớm. Để quá lâu sẽ nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu và có những ảnh hưởng khiến bạn không ngờ tới.
Giai đoạn 1: Sâu men răng
Răng được bao bọc bởi một lớp men răng, đây là mô cứng nhất trong cơ thể và chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất. Tuy nhiên, khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra, men răng bắt đầu bị mất các khoáng chất này. Lúc này, trên răng sẽ xuất hiện các vết đốm trắng. Đây là giai đoạn nhẹ nhất và thường khó phát hiện nhất do vùng men răng không có các dây thần kinh cảm giác. Chính vì thế khi men răng bị sâu sẽ không gây ra cảm giác đau hay khó chịu.
Giai đoạn 2: Phá hủy men răng
Ở giai đoạn này, các axit sẽ hòa tan các chất khoáng có trong men răng tạo ra những vết đốm có màu sáng đục và sau đó bắt đầu ăn mòn dần làm cho bề mặt răng trở nên gồ ghề. Những lỗ sâu răng sẽ có màu trắng đục, màu đen hoặc là những lỗ xốp nhỏ. Lúc này, cảm giác đau nhức, khó chịu ở răng bắt đầu xuất hiện.
Giai đoạn 3: Sâu ngà răng
Sau khi bắt đầu sâu men thì các lỗ sâu tiếp tục phát triển, ăn sâu vào và phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng. Giai đoạn này chúng ta sẽ bắt đầu nhận thức được từng cơn ê buốt và đau nhức khi ngà răng tiếp xúc với cả tác nhân nóng và lạnh. Cần xử trí sớm và kịp thời những chiếc răng hàm bị sâu đau nhức trước khi ổ răng bắt đầu gây ra những ảnh hưởng nặng hơn đến sinh hoạt hằng ngày.
Giai đoạn 4: Viêm tủy răng
Nếu không chữa trị, sâu răng sẽ bắt đầu tấn công vào lớp sâu hơn của răng là tủy. Tủy răng bị tổn thương sẽ bắt đầu sưng lên, khiến bạn cảm thấy cực kỳ đau buốt. Cơn đau buốt diễn ra thường xuyên và kéo dài, kèm theo một số triệu chứng khác như răng nhạy cảm hơn, sốt cao. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm tủy cấp tính.
Giai đoạn 5: Áp xe răng
Đây là giai đoạn cuối cùng với mức độ nặng nhất vì sâu răng tiến sâu vào tủy răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Viêm nhiễm kéo dài sẽ hình thành một túi mủ ở đáy răng, được gọi là áp xe. Khi bị áp xe răng, bạn sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội, có thể kèm xuất hiện những triệu chứng khác như: sưng lợi, sưng mặt hoặc hàm, sốt hay sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Các giai đoạn của sâu răng và liệu trị phù hợp
Dưới đây có 5 mức độ của răng sâu. Hãy xem xét chúng chi tiết hơn bên dưới.
Mức độ nhẹ (giai đoạn cấp 1)
Chiếc răng được bao bọc bởi lớp ngoài bởi một loại mô, đó được gọi là men răng. Men là mô cứng nhất và chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất.
- Hoạt động của chúng: Khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra, men răng bắt đầu mất các khoáng chất này.
- Dấu hiệu: Bạn có thể thấy một đốm trắng xuất hiện trên một trong các răng của mình. Nếu chúng mất chất khoáng này thì xuất hiện giai đoạn đầu là bệnh sâu răng.
- Cách điều trị: Thường xuyên đánh răng mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để lấy đi những thức ăn bám trong kẽ răng. Đồng thời, định kỳ 6 tháng nên tái khám bác sĩ để vệ sinh và kiểm tra tình trạng của răng.
Mức độ 2 (gọi là phân rã men)
- Dấu hiệu: Nếu để quá trình răng của bạn tiếp tục sâu, men răng sẽ bị phá vỡ thêm. Lúc này, trong răng xuất hiện một đốm trắng và đổi sang màu màu nâu. Sau đó, lớp men của răng bị bào mòn, suy yếu và có thể hình thành các lỗ nhỏ trên răng.
- Điều trị: Bạn nên đến các cơ sở y tế nhờ sự tư vấn và trám răng nhằm làm bít lỗ nhỏ trong răng. Trám răng sâu để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
Mức độ 3 (lỗ sâu của răng đã lớn)
- Dấu hiệu: Khi sâu răng tiến triển với tốc độ nhanh hơn khi nó đến ngà răng. Bạn cảm thấy ê buốt, đặc biệt khi ăn thức ăn hoặc đồ uống nóng hay lạnh. Đồng thời, nó có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh của răng.
- Điều trị: Ở mức độ này, lỗ sâu của răng đã lớn và tạo vùng trũng ở phía sâu chân răng. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở phòng khám để được điều trị phù hợp.
Mức độ 4 (Tổn hại đến tủy răng)
Tủy răng là lớp trong cùng của răng. Cho nên, nó là nơi tập trung các dây thần kinh cũng như mạch máu trong cơ thể bạn. Từ đó giúp giữ cho răng khỏe mạnh. Điều đó sẽ khiến sức khỏe và tâm trạng của bạn cũng ảnh hưởng theo bởi các dây thần kinh hiện diện trong tủy răng.
- Dấu hiệu: Khi tủy răng bị tổn thương, nó có thể bị kích ứng và bắt đầu sưng lên, chủ yếu ở hàm, mặt và lợi. Điều này có thể dẫn đến đau đớn.
- Điều trị: Bạn khẩn trương đến bác sĩ để được điều trị tủy (nếu được) và trám răng. Nếu trường hợp không cố định được tủy răng, răng của bạn sẽ được nhổ đi và phòng tránh ảnh hưởng đến các chiếc răng lân cận.
Sâu răng nặng gây hậu quả như thế nào?
Tình trạng sâu răng nếu kéo dài quá lâu mà không điều trị sẽ xuất hiện ổ viêm nhiễm, ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ. Một số biến chứng nguy hiểm từ sâu răng nặng có thể bạn không ngờ đến gồm có:
Các bệnh về nướu
Khi vi khuẩn ở những chiếc răng sâu nặng di chuyển sẽ ảnh hưởng đến các mô nướu xung quanh nó. Tình trạng nướu bị sưng, có màu đỏ thẩm, rất đau và khó chịu, có nhiều trường hợp còn bị chảy máu. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện là “Viêm nha chu”; gần giống với bệnh về nướu được cập nhật ở trên. Nhưng khi vi khuẩn bùng phát quá mạnh, sẽ khiến dây chằng nha chu (là các mô nối răng với hốc răng) bị viêm nhiễm, lâu dần tạo mủ, làm chân răng bị lung lay.
Viêm tuỷ
Khi sâu chân răng tiến triển đến tủy răng, bạn sẽ bắt đầu gặp một số triệu chứng đau do các dây thần kinh trong răng bị ảnh hưởng (viêm tủy răng). Giai đoạn đầu của triệu chứng viêm này được gọi là “viêm tủy hồi phục“. Nếu tình trạng sâu răng tiếp tục tiến triển, lâu dần chúng sẽ tạo nên “viêm tủy không hồi phục“. Máu cung cấp cho răng qua một lỗ nhỏ gọi là lỗ chóp răng bị chèn ép gây chết các dây thần kinh, hiện tượng này gọi là “hoại tử tủy hoặc tủy chết”.
Mất răng vĩnh viễn
Khi tủy răng bị tấn công sẽ khiến cấu trúc của răng bị tổn thương, không còn chắc chắn như ban đầu. Khi đó thân răng sẽ bị vỡ hoặc mẻ khiến răng không thực hiện được chức năng ăn nhai vốn có. Từ thân răng đến chân răng đều có khả năng vỡ thành từng mảnh, khiến răng không thể giữ lại được, có khả năng mất răng vĩnh viễn.
Vi khuẩn lây lan sang các bộ phận cơ thể
Khi các vi khuẩn bắt đầu di chuyển, sẽ lây nhiễm mô quanh chóp răng. Đây là một tình trạng viêm quanh chóp răng, có thể là viêm cấp tính kèm theo đau đớn và sưng, tấy đỏ và nóng hoặc một chứng viêm mãn tính. Hơn thế nữa, vi khuẩn còn có dấu hiệu lây lan qua các bộ phận khác trong cơ thể, gây ra những tác hại nghiêm trọng liên qua đến nhiễm trùng như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng huyết gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Viêm nội tâm mạc
Trong vùng miệng, vi khuẩn cư trú trong những tổ chức đặc biệt gọi là mảng bám (màng sinh học) trên bề mặt niêm mạc miêng. Một số hoạt động thường ngày như đánh răng, nhổ răng hay bệnh lý như viêm họng, viêm nha chu có thể gây tổn thương bề mặt niêm mạc tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu. Các vi khuẩn này có thể di chuyển đến vùng niêm mạc van tim (nội tâm mạc) gây nên tình trạng viêm nhiễm đặc biệt trên người có tiền sử tổn thương van tim.
Cách điều trị tình trạng sâu răng nặng
Quy tắc chung để điều trị sâu răng nặng hay nhẹ là cần loại bỏ hoàn toàn mô răng đã bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo vi khuẩn sâu răng không quay lại và tránh việc thực phẩm hay nước bọt lọt vào lỗ răng sâu để lại, bác sĩ sẽ thực hiện một trong những cách dưới đây:
Trám răng
Trám răng sâu nặng là phương pháp được áp dụng khi răng bạn bị sứt, mẻ, vỡ do sâu quá nặng. Chất composite cùng màu với răng được nha sĩ dùng để trám lại răng bị sâu. Việc này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng, và tạo độ thẩm mỹ cho răng.
Làm mão răng
Đây là biện pháp tối ưu cho chữa trị trường hợp sâu răng nặng, nhất là đối với trường hợp sâu răng hàm trên hay hàm dưới. Nha sĩ sẽ loại bỏ những phần bị sâu răng tấn công. Sau đó có thể đặt một nắp vừa vặn lên răng của bạn để thay thế mão răng tự nhiên.
Trồng răng Implant
Khi sâu răng nặng đến mức không còn chân răng hoặc viêm nhiễm không thể bảo tồn răng thật, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ. Khi đó biện pháp tốt nhất là trồng lại răng. Trồng răng Implant mang lại hiệu quả tối ưu giúp bạn có 1 chiếc răng như thật mà vẫn đảm bảo chức năng nhai.
Nhổ bỏ răng sâu và trồng răng mới
Nhổ bỏ răng sâu là phương pháp dành cho các trường hợp răng bị sâu ăn mòn hết, không còn chân răng hoặc viêm nhiễm không thể chữa trị, bắt buộc phải loại bỏ. Sau khi nhổ bỏ răng sâu, việc trồng lại răng sau khi nhổ là việc rất cần thiết và được bác sĩ khuyến khích cũng như nhắc nhở bệnh nhân rất nhiều.
Biện pháp phòng ngừa sâu răng nặng
Sâu răng là một vấn đề răng miệng phổ biến, không riêng gì trẻ nhỏ; người lớn bị sâu răng cũng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là điều quan trọng nhất. Để ngăn ngừa sâu răng nặng xảy ra, bạn có thể thực hiện những cách dưới đây:
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa florua
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng có đầu nhỏ để vệ sinh các kẽ răng. Hạn chế sử dụng tăm vì thông thường đầu tăm to nên rất dễ gây chảy máu chân răng.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có đường và có tính axit như: bánh, kẹo, nước trái cây hay nước ngọt có gas
- Hạn chế ăn vặt hoặc ăn trước khi đi ngủ
- Khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần
- Ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung chất xơ
- Bổ sung các món giàu canxi như sữa
- Uống trà đen hoặc trà xanh không đường để ngăn oxy hóa
Một khi phát hiện mình bị sâu răng, các bạn nên đến nha khoa để thăm khám và tìm ra phương án chữa trị thích hợp trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, làm tốn thời gian và chi phí chữa trị.
Những dấu hiệu nhận biết răng sâu nặng
Chúng ta có thể nhận biết răng sâu bằng mắt thường hoặc cảm nhận được trong quá trình nhai thức ăn. Sâu răng tiến triển thành nặng khi men răng bị mất đi, bề mặt răng bị phá vỡ và xuất hiện những dấu hiệu bên ngoài. Những dấu hiệu nhận biết sâu răng nặng bao gồm:
- Các lỗ đen bám trên bề mặt răng làm răng bị sâu đen.
- Răng ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc cay. Thậm chí, bạn sẽ có cảm giác nhói khi chải răng.
- Thỉnh thoảng, những cơn đau nhức xuất hiện, gây ảnh hưởng đến quá trình nhai thức ăn.
- Răng hàm bị sâu còn là tác nhân gây ra vấn đề hôi miệng.
Nguyên nhân gây sâu răng
Do thức ăn
Một trong những loại thức ăn gây sâu răng được nhắc đến nhiều nhất là đường và tinh bột. Các món ăn vặt như kẹo cứng, bánh quy hoặc nước ngọt có gas chứa lượng đường rất lớn. Khi tiêu thụ những thực phẩm này, lượng đường trong khoảng miệng sẽ tăng cao tạo điều kiện cho các vi khuẩn hoạt động mạnh hơn. Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao: Chanh, dấm, nước, trái cây cũng góp phần ăn mòn men răng.
Do vi khuẩn
Vi khuẩn gây bệnh sâu răng luôn hiện diện và hình thành liên tục trên bề mặt răng trong quá trình ăn uống hàng ngày. Các vi khuẩn gây sâu răng bằng cách sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa chất bột đường bám ở răng thành axit làm hủy khoáng ở men răng, gây ra lỗ sâu.
Do kết cấu răng
Trạng thái kết cấu của răng quyết định rất lớn đến khả năng chống sâu răng như hàm răng không sứt mẻ, mọc thẳng đều, men răng trắng. Chăm sóc răng hàng ngày để có một cấu trúc răng khoẻ cũng là một trong những biện pháp hạn chế bị sâu răng nặng.
Vệ sinh răng miệng kém
Răng không được làm sạch thường xuyên nhất là sau khi ăn và uống sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do đó, cần làm sạch răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt sau khi ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiễm màu. Đồng thời, đánh răng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, có thể dùng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Địa điểm điều trị sâu răng nặng uy tín TP.HCM
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ nha khoa khác nhau có thể giúp người bị sâu răng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nha Khoa Vinh An là một trong những đơn vị nha khoa được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao và khách hàng tin tưởng.
Với 18 năm hoạt động và phát triển, hơn 15,000 khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Vinh An cùng đồng hành trên hành trình tìm nụ cười hoàn mỹ. Đảm bảo 100% sử dụng các trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ châu Âu, đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đội ngũ bác sỹ được đào tạo bài bản, luôn nâng cao tay nghề qua nhiều khóa học và cũng là thành viên của nhiều hiệp hội nha khoa quốc tế uy tín.
Nha Khoa Vinh An tự hào là nha khoa uy tín trong các nha khoa Tân Bình hiện nay. Để được tư vấn, thăm khám và điều trị các vấn đề về răng miệng hãy liên hệ ngay Vinh An.
————————————————– —–
Trung tâm Implant chuyên sâu Vinh An
Địa chỉ: 438 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Hotline: 1800 6359
Zalo/ Di động: 0988 571 071 (Ngoài giờ)
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavinhan
Email: cskh.vinhan@gmail.com